Năm 2020, một lần nữa đồng tiền số lớn nhất thế giới – Bitcoin – lại khiến các nhà bình luận hoài nghi về loại tài sản này phải ngậm ngùi thừa nhận mình đã sai. Giờ là lúc chấp nhận Bitcoin sẽ không sớm tiêu tan như nhiều dự báo, thậm chí còn có sức sống rất mãnh liệt.
Những người tin vào Bitcoin coi những đợt giá lao dốc không phanh chỉ là những "vết thương nông" không gây ra nhiều đau đớn mà trái lại sẽ thúc đẩy giá tăng mạnh hơn nữa. Mức giảm 80% được chào đón như cơ hội mua vào. Và kể từ đầu năm đến nay, Bitcoin đã tăng giá 224%, nhắc nhớ về cơn sốt năm 2017.
Nguồn cung cố định ở mức 21 triệu (mà dự báo sẽ đạt được vào năm 2140) là một trong những lý do thường được đưa ra để lập luận giá chắc chắn sẽ tăng. Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để đảm bảo giá bitcoin sẽ bền vững trong dài hạn. Trong lịch sử đã có rất nhiều tài sản có nguồn cung hạn chế một cách giả tạo mà những vụ lừa đảo Ponzi là ví dụ điển hình.
Điều tạo nên sự thành công là cách nhà đầu tư phản ứng với các cú rớt giá. Có thể coi Bitcoin là 1 tài sản được thiết kế đơn thuần dựa trên thuyết về kẻ ngốc hơn (Greater Fool Theory - lí thuyết cho rằng có thể kiếm tiền bằng cách mua chứng khoán, cho dù chúng có bị định giá cao hay không, bằng cách bán chúng cho kẻ ngốc hơn), mà trong phần lớn trường hợp các tài sản như vậy sẽ không bao giờ hồi phục. Nhưng điều đó không đúng đối với đồng tiền nào.
Xét đến vai trò là 1 phương tiện thanh toán, về cơ bản Bitcoin chưa có bước tiến nào đáng kể. Đồng tiền này cũng cách rất xa việc được sử dụng rộng rãi như 1 loại tiền tệ.
Kể từ khi giá trị thị trường của Bitcoin chạm mốc 1 tỷ USD vào tháng 3/2013, đồng tiền này đã có 2 chu kỳ lập đỉnh kỷ lục mà đều là sau khi giảm một nửa số tiền thưởng mà các thợ đào nhận được và trước khi mất 80% giá trị.
Chu kỳ thứ nhất vẫn có thể được coi là bình thường, chu kỳ thứ hai có thể là 1 sự trùng hợp. Tuy nhiên với việc quá trình phân đôi sẽ diễn ra vào tháng 5/2021 và chu kỳ lại đang lặp lại, không thể coi đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên được nữa.
Giống như các mạng xã hội, giá trị của tiền số phụ thuộc rất lớn vào lượng người dùng. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng 1 mạng xã hội có chất lượng ngang bằng, hoặc thậm chí tốt hơn Facebook, nhưng để đạt được quy mô như vậy là điều rất khó.
Tiền số vẫn là 1 tài sản mang tính đầu cơ và cần rất đạt được rất nhiều yếu tố để khẳng định giá trị của chúng sẽ vững bền qua thời gian. Trước tiên mức độ biến động giá cần phải giảm xuống và cần có mối liên hệ chặt chẽ với lạm phát.
Tuy nhiên, nếu như đặt cược chống lại kịch bản Bitcoin hồi phục sau cú lao dốc sắp tới, bạn đã đi ngược lại lịch sử. Và sức sống mãnh liệt của Bitcoin chính là lý do xác đáng nhất để thuyết phục nhà đầu tư rằng đồng tiền này cuối cùng sẽ trở thành nơi cất giữ giá trị tuyệt vời.
Link bài gốc