Ngày pháp luật

Hòa thượng, giảng sư Thích Huệ Đăng: Triết lý Buddha Yoga mang lại sức khỏe - kỹ năng - uy tín! 

Liên Hoa

“Khi người tu thành tựu được trí tuệ để ứng dụng, lấy tâm làm cha, lấy trí tuệ làm mẹ, lấy cộng đồng làm quyến thuộc thì ứng dụng mọi hình tướng đều vô ngại - như nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà học giả, nhà giảng sư, giáo sư, tiến sĩ hay người lái xe, người giao hàng đều là phương tiện để nhập thế, để hoàn thành được trí tuệ trùm khắp của chính mình. Như vậy, hành động muôn tướng mà tâm hằng yên lặng gọi là giác ngộ” – Hòa Thượng Thích Huệ Đăng khẳng định.

Hòa Thượng Thích Huệ Đăng
Hòa Thượng Thích Huệ Đăng

Cứ mỗi dịp Tết đến, nhiều người dân tại TP.Hồ Chí Minh đã quen với hình ảnh một vị tu sĩ tuổi 80 bán lan tại công viên 23/9. Công việc này bắt nguồn từ chính nghiệp tu mà Hòa Thượng Thích Huệ Đăng đặt ra: “Muốn tự do là phải tự lo”, nghĩa là đi tu là tự lo liệu cho mình, đồng thời làm việc có ích cho cộng đồng.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Đăng: “Đời đạo song tu như con chim có hai cánh mới có thể bay cao và xa được. Chim mà có một cánh không thể bay cao”. Thầy nhập thế vào đời, ra chợ đóng vai làm người bán lan cũng là phương tiện để luyện tâm chính mình. Thầy vào chợ để hình thành cái biết của mình, để hiện thực quá trình tu học sau bao năm rèn luyện. Người tu mà cứ ở trong am, thất, chùa chiền, tịnh viện tu thì chừng nào mới ra được chợ? Khi ra ngoài chợ, gặp đủ các pháp thuận nghịch, người tu có vượt qua được không?

Hòa thượng Thích Huệ Đăng bán lan ở công viên 23/9,TP Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết
Hòa thượng Thích Huệ Đăng bán lan ở công viên 23/9,TP Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết

Chợ đời là chỗ tranh giành lường gạt, dối trá… tất cả xấu ác đều đập vào mắt, vào tâm, người tu có vượt qua được hay không? Thầy lấy đó làm đối tượng hành Bồ tát đạo. Chợ đời đầy tham, sân, si, phiền não là nơi Thầy lấy đó để luyện được tâm thuần nhất. Vì thế có câu: “Gió sương bên đường để hiểu tâm, tình đời nóng lạnh để chừng tâm”.

Lộ trình tu của Thầy lấy cây lan để làm đẹp đời, lấy cây sâm để làm tốt đạo, cứu người. Đời đạo song tu, ứng dụng thành công trí tuệ đạo Phật vào đời sống, Thầy tiếp tục nghiên cứu làm sao để đào tạo con người, để trao truyền lại những gì mà Thầy đã tu, đã hành trong suốt hơn 50 năm qua.

Đạo Phật không phải là lý thuyết suông, Đạo Phật hiện thực nơi đời, ứng dụng thực tế vào đời sống hàng ngày để đem lại lợi lạc cho con người. Đây cũng chính là tâm nguyện trong suốt hành trình tu tập của Thầy, làm sao để dạy, để trao truyền lại cho con người Việt Nam. Với tâm nguyện đó, ngày 19/12/2016, Thầy thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng Buddha Yoga Việt Nam dưới sự cho phép của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Buddha Yoga được hiểu thế nào cho đúng thưa Hòa thượng?

Hòa thượng, Giảng sư Thích Huệ Đăng tham gia hội nghị Yoga Quốc tế
Hòa thượng, Giảng sư Thích Huệ Đăng tham gia hội nghị Yoga Quốc tế

Buddha Yoga là từ ghép giữa Buddha và Yoga.

Buddha là Phật, Phật là Tâm. Triết lý Buddha lấy “Chân tâm của chính mình” làm căn bản. Ngài Buddha để lại cho chúng ta triết lý làm sao để vào được Chân tâm và làm sao để ứng dụng được Diệu tâm thành trí tuệ. Trong triết lý Đại Bát Niết Bàn Ngài nói: “Đêm trước ta thành đạo, đêm sau ta nhập Niết bàn, khoảng giữ ta không nói một lời”, Ngài chỉ để lại cho Ca Diếp “Niết bàn - Diệu tâm”. Vậy ta dùng chân lý Phật giáo để điều tâm, thực hành theo Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Yoga là sự hòa hợp giữa thân thể và hơi thở, kiểm soát sự tập trung của tâm trí vào hơi thở để đạt tới sự hợp nhất giữa hơi thở và tâm trí. Yoga có nghĩa là chống lại thói quen lang thang nơi này nơi kia, người này người kia, việc này việc kia của tâm trí, mang đến cho tâm trí sự bình yên và thanh tịnh.

Yoga thực sự là một nghệ thuật khiến cho năng lượng chưa được khai phá ở phía bên dưới xương cột sống sẽ được kích hoạt tạo ra một năng lượng bên trong cơ thể. Yoga có nhiều trường phái tập luyện với các tên gọi khác nhau nhưng nội dung cốt lõi của Yoga là việc thực hiện thành thạo bổn phận của bản thân, kiểm soát bản thân trong từng khoảnh khắc. Yoga hướng tới cái đích là thoát khỏi mọi sự khổ đau của con người và kiểm soát sự an nhiên tự tại của trí tuệ.

Hòa thượng, Giảng sư Thích Huệ Đăngcùng khóa Buddha Yoga Y tế Lâm Đồng
Hòa thượng, Giảng sư Thích Huệ Đăngcùng khóa Buddha Yoga Y tế Lâm Đồng

Ở Viện nghiên cứu và Ứng dụng Buddha Yoga, thầy dùng Yoga để ứng dụng vào lộ trình điều thân, điều tức và điều tâm. Điều thân là tập luyện các tư thế Yoga hay còn gọi là Asana để thải độc tố và có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

Điều tức là luyện hơi thở bằng Mantra yoga, thiền quán du già và ba pháp môn yoga (Kriya yoga, Sushumna yoga và Chakra yoga, ba pháp môn đã thất truyền của yoga, những pháp môn này này giúp người tập thở bằng xương sống chứ không phải thở thông thường. Ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe nó sẽ tạo ra một nguồn năng lượng chạy dọc theo sống lưng lên não, làm cho bộ não khỏe, sáng suốt, minh mẫn và đặc biệt cải thiện trí nhớ rất tốt), để tạo được tâm lực. Còn điều tâm là ứng dụng triết lý Buddha để có trí lực.

Con người có sức khỏe thì mới có thể thành tựu được kỹ năng làm tất cả mọi công việc, kỹ năng này có được là nhờ mặt trời trí tuệ soi sáng. Khi có được sức khỏe, đạt được kỹ năng thì chúng ta mới có thể có được sự uy tín đối với cộng đồng. Và khi có được uy tín thì cũng đồng nghĩa quá trình thực hành gian khổ đã được đền đáp bằng sự thực chứng thiết thực, có ích cho cộng đồng.

Thầy đã 84 tuổi nhưng Thầy còn sức khỏe đây, nhờ có kỹ năng (trí tuệ) mới thành tựu được khoa học và Thầy có uy tín đối với cộng đồng. Có sức khỏe, kỹ năng và uy tín thì cuộc sống mới có an lạc và chân hạnh phúc.

Thầy tuy là một tu sĩ nhưng đồng thời Thầy cũng là chủ của hai doanh nghiệp (Công ty TNHH Hoa Lan Thanh Quang và Công ty CP Đầu tư Sâm Ngọc Linh Việt Nam); Là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Buddha Yoga Việt Nam. Thầy luôn nghĩ cho các công nhân viên, các em cũng chính là học trò của Thầy. Thầy có rất nhiều tình thương với các em, vì các em đã hy sinh sức khỏe của mình để giúp Thầy phát triển hai công ty mà không kể không gian, thời gian nên Thầy thành lập Viện để các em học triết lý Buddha và tập luyện Yoga ngày hai thời, sáng từ 5h đến 6h, chiều từ 5h30’ đến 7h.

Hòa thương, Giảng sư Thích Huệ Đăng và họcviên tham gia hội nghị Yoga Quốc tế
Hòa thương, Giảng sư Thích Huệ Đăng và họcviên tham gia hội nghị Yoga Quốc tế

Nhờ luyện tập yoga mà các em có được sức khỏe tốt để học, làm việc mỗi ngày. Nhờ học và hành triết lý Buddha giúp các em phát triển tâm hồn bên trong, nhờ đó các em được an vui. Thầy nghĩ: Nếu tất cả người chủ doanh nghiệp của đất nước Việt Nam cũng như thế giới có thể tổ chức được như vậy thì quả địa cầu sẽ càng xanh tươi hơn. Làm được như vậy là người chủ biết sử dụng đồng tiền: “Làm đồng tiền đừng mất tâm, sử dụng đồng tiền đừng mất tâm”.

Thưa Hoà thượng, vậy chúng ta nghiên cứu và ứng dụng triết lý Buddha như thế nào để có được thành công?

Ngài Buddha không để lại tài chánh, chùa cao phật lớn, tất cả chỉ là phương tiện để Ngài đưa người về chân tâm thanh tịnh của chính mình. Bởi, bất cứ ai cũng có chân tâm thanh tịnh này, từ trong cái tâm thanh tịnh này hiện bày trí tuệ (ứng dụng ra kỹ năng bằng sự thực hành tâm siêng năng - nhẫn nhục - hy sinh), từ kỹ năng mới có thể thực hành tiến tới thực chứng, chỗ này mới có được uy tín đối với cộng đồng.

Kinh nghiệm thực hành và chứng nghiệm của Thầy qua hơn 50 năm mới rút lại lộ trình chính xác để dạy con người cách thức ứng dụng trong cuộc sống này là thực hành năm tâm: Tâm hy sinh, tâm nhẫn nhục, tâm siêng năng, sống bằng chân thật và tình thương. Từ chỗ này mà có được sự tỉnh thức, tỉnh giác, trực giác và giác ngộ.

Con người đi trên lộ trình tâm hy sinh, nhẫn nhục, siêng năng là chuyển cái trí thức qua trí tuệ, từ trí tuệ mới ứng dụng ra kỹ năng thực hành, từ đó mới có thực chứng được. Có thực hành thì mới thực chứng được.

Thế kỷ 21, chúng ta không thể làm như Ngài Buddha mang bát đi xin ăn được. Chúng ta phải đi vào đời, làm khoa học, làm doanh nghiệp để luyện tâm hy sinh - nhẫn nhục - siêng năng.

Phải lấy ba tâm này mà ứng dụng hằng ngày. Ứng dụng thành công cần phải có một người thầy dạy dỗ. Thầy thường nói với các học trò của mình rằng: “Thầy sinh ra không phải để làm doanh nghiệp, tất cả những việc Thầy đang làm là để luyện tâm và mang lại lợi lạc cho cộng đồng”. Thầy lập ra hai công ty không chỉ để tạo ra sản phẩm cho cộng đồng mà còn là môi trường để Thầy đào tạo con người, đây là nơi để các em thực hành và luyện tâm của mình. Nếu chúng ta tham ăn, tham ngủ, tham tiền, tham danh, tham lợi thì ta sẽ bị chúng cột lại, không phát triển được. Tham cho nhiều rồi đến khi chết cũng sẽ không mang theo được, chỉ mang được cái nghiệp lực và cái oan kết thôi.

Nên tập luyện các phương pháp của Buddha Yoga ra sao, thưa Hoà thượng?

Trí tuệ là ta phải chứng minh bằng việc làm, thực hành và thực chứng rõ ràng được cộng đồng công nhận, chỗ đó mới có giá trị, chứ không phải lý thuyết suông là được. Giác ngộ là phải chứng minh bằng việc làm, được cộng đồng công nhận, chứ không thể chứng minh bằng lời nói. Thực hành năm bước đi này mới có thể trưởng thành được, mới có thể thành công được sự giác ngộ, trí tuệ, kỹ năng nơi đời.

Đây là con đường tắt, trực chỉ chân tâm kiến tánh thành tựu trí tuệ. Trực chỉ là đi thẳng vào. Đây chính là đốn ngộ mật thừa. Đốn ngộ là đi thẳng vào chân tâm, trí tuệ từ chân tâm vô tướng này mà phát khởi, rồi đưa ra ứng dụng vào cuộc đời và được cộng đồng công nhận. Đó mới là trí tuệ. Thầy rất tin tưởng con người Việt Nam sẽ có người kế thừa tiếp tục đi lộ trình này, sau khi Thầy lìa đời.

Hòa thượng, giảng sư Thích Huệ Đăng: Triết lý Buddha Yoga mang lại sức khỏe - kỹ năng - uy tín!   - Ảnh 1

Đi một con đường với cái tâm rộng lớn thì trí tuệ mới rộng lớn, trí tuệ rộng lớn thì cái đức mới rộng lớn, đức rộng lớn thì uy tín mới rộng lớn, uy tín rộng lớn thì phương tiện rộng lớn, phương tiện rộng lớn thì cộng đồng mới rộng lớn, cộng đồng rộng lớn thì an lạc và hạnh phúc mới rộng lớn.

Thầy quyết định những năm tháng cuối đời của mình, đem tất cả tâm huyết, thành tựu của đời tu để phục vụ cộng đồng, mở ra nhiều trung tâm Buddha Yoga khắp mọi miền đất nước để ai ai cũng có thể được luyện tập yoga và ứng dụng triết lý Buddha vào cuộc sống mang lại cho mọi người: Sức khỏe - Kỹ năng - Uy tín, đây là con đường để hoàn thiện một con người có sức khỏe, trí tuệ (kỹ năng) và uy tín để xây dựng, phát triển đất nước. Mỗi người sống bằng tâm chân thật và tình thương, làm việc bằng tâm hy sinh, nhẫn nhục và siêng năng thì tất cả sẽ thành công.

Chứng minh bằng cuộc đời tu tập và thực chứng của Thầy trong suốt 50 năm, bằng hy sinh, nhẫn nhục, siêng năng mà từ hai bàn tay trắng, trồng lan, bán lan để tạo dựng một sự nghiệp như ngày hôm nay. Trải qua thời gian rất dài của cuộc đời chấp nhận nhẫn nhục, tu nhập thất hết 7 năm, đi học giảng sư hết chín năm và 20 năm ra chợ bán lan thì mới hoàn thành được lộ trình hy sinh, nhẫn nhục, siêng năng, chân thật và tình thương.

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Buddha Yoga Việt Nam lấy năm bước này làm căn bản để truyền đạt triết lý Buddha và yoga cho cộng đồng nói chung, cho các học viên chính thức của Viện nói riêng. Tập luyện các phương pháp của Buddha Yoga không cầu cúng, không nghi thức, không mê tín, tự mình phát huy nội lực của chính mình làm mọi việc vì lợi ích của cộng đồng: “Lấy tâm làm cha, lấy trí tuệ làm mẹ, lấy cộng đồng làm quyến thuộc”. Đó là một tiêu chí của một kiếp người có mặt trần gian này. Thành thử ra mới có được cái tâm rộng lớn, trí rộng lớn.

 

Triết lý Buddha hướng dẫn chúng ta đi vào đời sống như mọi người, làm việc như mọi người nhưng luôn quay trở về tâm thanh tịnh của chính mình. Ở giữa biển đời sóng động mà giữ được tâm hồn yên lặng, an vui, hướng dẫn ta cách ứng dụng và thực hành năm tâm của Ngài Buddha: Hy sinh - nhẫn nhục - siêng năng - chân thật - tình thương để đạt thành công trong cuộc sống. Đó là lộ trình mà Thầy THÍCH HUỆ ĐĂNG đang đi và hướng dẫn, truyền đạt cho cộng đồng.

Tin Cùng Chuyên Mục