Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Đơn vị hành chính sự nghiệp

Phong Vân

Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã tăng cường hợp tác với các Đơn vị hành chính sự nghiệp (ĐVHCSN) trên cả nước để triển khai nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đây được coi khâu rất quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm xây dựng hệ thống quản trị tài chính công hiện đại, minh bạch.

Hệ thống ngân hàng thúc đẩy TTKDTM tại ĐVHCSN

Trước đây, khi chưa triển khai TTKDTM trong thực hiện dịch vụ công tại các ĐVHCSN thì người dân, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện thanh toán phí, lệ phí khi giải quyết TTHC. Việc này dẫn đến lãng phí không nhỏ chi phí, thời gian, nguồn lực thực hiện, mà lại không chuẩn hóa, thống nhất được thông tin, dữ liệu, tiêu chuẩn kết nối, tích hợp phục vụ cho việc chia sẻ để thực hiện dịch vụ công.

Thực hiện Đề án phát triển TTKDTM của Chính phủ, thuận tiện cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong việc thanh toán phí, lệ phí, viện phí, học phí,… thủ tục hành chính, hệ thống ngân hàng phối hợp cùng các ĐVHCSN triển khai các kênh thanh toán điện tử như: quét QR code, thẻ Napas, thẻ tín dụng, chuyển khoản,... Đây là bước đột phá trong cải cách TTHC và chuyển đổi số, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Đơn vị hành chính sự nghiệp - Ảnh 1

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hệ thống thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng luôn hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, thuận tiện trong giao dịch đối với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Hệ thống này bảo đảm kết nối liên thông giữa các ngân hàng các tổ chức trung gian thanh toán và các ĐVHCSN, doanh nghiệp, tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ khác như: y tế, bệnh viện, trường học, điện lực, nước sạch, thuế, hải quan, bảo hiểm, các dịch vụ công khác... trong nền kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số. Nhiều giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí đã ra đời với nhiều tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích to lớn và giá trị thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Riêng đối với các dịch vụ hành chính công, các ngân hàng đã kết nối thanh toán trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia để thanh toán các dịch vụ như: Đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; Nộp phạt xử lý hành chính; Nộp tiền điện; Nộp thuế; nộp thuế Hải quan; Nộp phí, lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính; Nộp xử lý vi phạm hành chính; các khoản phí trong thực hiện dịch vụ y tế; các khoản phí trong dịch vụ giáo dục và đào tạo; Nộp án phí…, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thanh toán dịch vụ công nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức. Từ đó, giảm áp lực giấy tờ công việc và chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân lực lên các cơ quan quản lý nhà nước; Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ…

Còn đối với các ĐVHCSN như bệnh viện, trường học…, các ngân hàng cũng đã hợp tác với các đơn vị này trên cả nước để thúc đẩy thanh toán viện phí, học phí thông qua các phương thức TTKDTM, từ đó góp phần giảm TTHC, giảm thiểu rủi ro mang theo tiền mặt, giảm thời gian chờ đợi và mang đến nhiều tiện ích cho bệnh nhân, học sinh, sinh viên…

Kết quả triển khai các giải pháp TTKDTM tại ĐVHCSN đã đóng góp tích cực vào sự phát triển TTKDTM chung của cả nền kinh tế và được phản ánh qua số liệu tăng trưởng hàng năm về các dịch vụ thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo Thống kê của NHNN, tính đến cuối tháng 3/2023, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%; Giao dịch TTKDTM tăng 53,51% về số lượng; qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 65,55% về số lượng và 13,31% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị...

Mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tổ chức và ĐVHCSN

Vài năm gần đây, nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ, các ngân hàng đã gia tăng hợp tác với các ĐVHCSN nhằm mang đến cho khách hàng những phương thức thanh toán điện tử hiện đại, dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.

Trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ưu đãi được “may đo” chuyên biệt dành cho các ĐVHCSN.

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Đơn vị hành chính sự nghiệp - Ảnh 2

Các giải pháp của SHB góp phần tối ưu hiệu quả quản lý dòng tiền, giảm gánh nặng nguồn lực vận hành và tạo ra những trải nghiệm tốt cho người dùng, trở thành động lực thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số đang được quan tâm tại Khối ĐVHCSN.

Đối với Bệnh viện, SHB đang liên tục chuyển đổi, ứng dụng tối đa các công nghệ tiên tiến vào hành trình trải nghiệm các dịch vụ tài chính số trong ngành y tế. Đặc biệt, các giải pháp tài chính của SHB đều được tích hợp đa chức năng, đa tác vụ, kết nối thanh toán với phần mềm quản lý bệnh viện, giúp bệnh viện tiết kiệm nguồn lực đồng thời quản lý viện phí hiệu quả.

Dịch vụ thu hộ viện phí được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán (TKTT) của Bệnh viện mở tại SHB và các tài khoản định danh gắn theo mã số bệnh nhân, cho phép dòng tiền viện phí ghi có trực tiếp vào TKTT của Bệnh viện. Bên cạnh đó, SHB còn cung cấp tính năng gạch nợ – đối soát tự động giúp Bệnh viện có thể kiểm soát tự động trạng thái thanh toán các khoản thu viện phí trên hệ thống.

Sử dụng giải pháp thu hộ dành cho bệnh viện của SHB sẽ giúp các Bệnh viện quản lý nguồn thu viện phí đến từng bệnh nhân, góp phần tối ưu công tác quản lý dòng tiền, giảm thiểu rủi ro và minh bạch tài chính.

Ngoài ra, SHB sẵn sàng hợp tác với các bệnh viện để triển khai thẻ Khám chữa bệnh đồng thương hiệu tích hợp đa chức năng: rút tiền, thanh toán dịch vụ (bao gồm dịch vụ y tế) và quản lý hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện. Việc tích hợp đa chức năng vào một loại thẻ giúp người bệnh có thể vừa theo dõi sức khỏe đồng thời sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà không cần đem theo nhiều giấy tờ hay tiền mặt, hạn chế các rủi ro thất lạc.

Trước đó, SHB đã phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương mang đến thẻ khám bệnh đồng thương hiệu với tính năng tự động thanh toán chi phí khám chữa bệnh tích hợp thông tin hồ sơ bệnh án. Sau 3 năm ra mắt, Thẻ khám bệnh SHB – Bệnh viện Nhi Trung ương được đông đảo khách hàng sử dụng và đánh giá cao. Đặc biệt, ngân hàng còn đồng thời bố trí khu vực tư vấn trực tiếp, lắp đặt máy ATM tại bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ tối đa cho người bệnh và gia đình.

Đánh giá về thẻ khám chữa bệnh của SHB được triển khai tại bệnh viên Nhi Trung ương, PGS, TS. Trần Thanh Tú – Giám đốc Trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với Thẻ khám bệnh SHB - Bệnh viện Nhi Trung ương, người bệnh không cần sử dụng tiền mặt trong quá trình khám bệnh, đơn giản hóa thủ tục và đặc biệt là không cần phải đem một lượng tiền mặt lớn dễ xảy ra mất mát. Tại phòng khám, người bệnh chỉ cần xuất trình Thẻ, toàn bộ chi phí khám chữa bệnh sẽ được tự động trừ trên Thẻ.

Đối với các đơn vị giáo dục, SHB tiên phong triển khai dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh. Phụ huynh, học sinh/sinh viên có thể đóng học phí bằng hình thức chuyển khoản/nộp tiền mặt vào tài khoản định danh gắn với mã số học sinh/sinh viên; theo đó dòng tiền học phí sẽ ghi có trực tiếp vào TKTT của Trường học, giúp nhà trường quản lý nguồn thu học phí đến từng học sinh/sinh viên. Đi kèm với đó, tính năng gạch nợ – đối soát tự động cũng sẽ giúp trường kiểm soát dễ dàng các khoản thu học phí trên hệ thống. SHB cũng liên kết với các đối tác trung gian như One Pay, VNPay cung cấp dịch vụ thu hộ học phí qua cổng thông tin (website) của trường học.

Hiện SHB đã hợp tác toàn diện với các trường đại học như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,… nhờ đó, việc thanh toán học phí đối với học sinh, sinh viên hiện nay dễ dàng hơn bao giờ hết.

SHB cũng dành hàng loạt các ưu đãi dành cho các ĐVHCSN như: Tặng ngay Tài khoản số đẹp; Miễn phí phí chuyển tiền (bao gồm chuyển tiền trong/ngoài hệ thống SHB, thực hiện trên kênh Internet Banking hoặc tại Quầy giao dịch); Miễn phí dịch vụ thu ngân sách Nhà nước; Miễn phí SMS thông báo biến động số dư; Miễn phí dịch vụ quản lý tài khoản tập trung; Miễn phí phí mở/quản lý/xử lý giao dịch đối với tài khoản định danh,…

Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên (CBNV) của các ĐVHCSN cũng được tận hưởng nhiều ưu đãi từ SHB như: Tặng tài khoản số đẹp; Miễn các loại phí liên quan đến tài khoản và ngân quỹ; Miễn phí chuyển tiền;Miễn phí SMS thông báo biến động số dư; Tặng thẻ ưu tiên sử dụng dịch vụ phòng chờ 5 sao First Club của SHB tại sân bay Nội Bài và hàng hoạt ưu đãi khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và vay vốn tại SHB với lãi suất ưu đãi…

Để tiếp tục thúc đẩy TTKDTM trong giải quyết thủ tục hành chính, SHB đang tiếp tục hợp tác với các ĐVHCSN, hành chính công trên cả nước để tạo điều kiện cho người dân, tổ chức có những phương thức thanh toán điện tử tiện lợi, an toàn và nhanh chóng.

Tin Cùng Chuyên Mục