Thế kỷ XVI tiếp tục đánh dấu bước ngoặt mới khi trà vươn mình ra khỏi giới hạn địa lý ở bán cầu Đông. Thời điểm này, những nhà du hành khám phá thế giới của châu Âu từ Trung Quốc trở về đem theo cây trà hoa nhài về Bồ Đào Nha để trồng thử nghiệm. Và tất nhiên, hương vị trà hoa lài ngay lập tức được giới quý tộc bấy giờ ưa chuộng.
Đến khi công chúa Catherine de Braganza kết hôn với vua Charles II và trở thành hoàng hậu của vương quốc Anh đã đưa trà phổ biến trong giới hoàng gia Anh. Từ đây, những buổi trà chiều trở thành hình thức không thể thiếu trong các gia đình hoàng tộc.
Dấn ấn lớn nhất chính là những bộ ấm tách xa hoa, được cẩm khắc bằng những vật liệu quý hiếm và cực kỳ đắt đỏ như vàng, bạc... mà chỉ những người có xuất thân cao quý mới có thể sở hữu.
Cũng tương tự như cách mà các thương nhân Trung Quốc quảng bá trà của họ, thương nhân Anh cũng bắt đầu đem theo những buổi tiệc trà ở hình thức đơn giản khi giao thương với các quốc gia khác. Chỉ hai thập kỷ sau, trà đã lan rộng ra khắp Tây Âu và Bắc Âu.
Và sau hai thế kỷ, trà càng phổ biến và lan rộng theo sự phát triển của đế quốc Anh. Bất kể nơi nào trở thành thuộc địa của quốc gia này sẽ có dấu ấn của trà ở đó. Đến ngày nay, hình thức dùng trà chiều tại Anh vẫn còn giữ nhiều nét của giới quý tộc ngày xưa.
Phần lớn người phương Tây thích nhanh gọn. Đây là thời kỳ đỉnh cao của công nghiệp và phát triễn hiện đại, phong cách làm việc kỷ luật.
Một những những sự kiện cần nhắc đến là thương gia người New York - Thomas Sullivan - đã tình cờ phát minh ra trà túi lọc. Ông đã gửi các mẫu trà đựng trong túi lụa cho khách hàng. Các vị khách này đã bỏ cả trà và túi vào nước ấm. Thành quả thật không ngờ, và từ đây trà túi lọc ra đời.
Cách dùng trà của người phương Tây có phần đơn giản, không cầu kỳ, câu nệ lễ tiết như Nhật Bản hay mang tính biểu diễn của Trung Quốc mà đơn thuần chỉ cần 1 cái ly, bỏ 1 túi lọc nhỏ là có một ly trà hảo hạng với nhiều thứ hương vị thêm vào. Đến phương Tây, trà đã được tinh gọn vì vậy việc thưởng trà sẽ được lược bỏ những thủ tục không cần thiết để gần gũi hơn với cuộc sống.
Đối với nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hồng Kỳ, văn hoá phương Đông từ lâu đã trở thành niềm đam mê và lẽ sống của anh. Những gì Hồng Kỳ nghiên cứu thường "không giống" người khác.
Cách đây 10 năm, anh đã từ bỏ vị trí giám đốc một công ty có hơn 1000 nhân viên để ra nước ngoài theo đuổi con đường nghiên cứu về huyền học phương Đông, bao gồm Ngũ thuật Sơn - Y - Bốc - Mệnh - Tướng.
Tốt nghiệp Học viện Mastery Academy tại Malaysia, Hồng Kỳ còn thọ giáo nhiều chuyên gia phong thủy nổi tiếng trên thế giới. Về Việt Nam, Nguyễn Hữu Hồng Kỳ tiếp tục con đường nghiên cứu của mình với Trà.
Từ đây, những chuyến đi khám phá lại bắt đầu. Ban đầu anh đến Hà Giang, Lào Cai... để đưa những búp trà cổ thụ thuần Việt đến gần với mọi người hơn.
Sau đó là những chuyến đi về các vùng danh trà của Trung Quốc, Đài Loan và thậm chí Australia, Mỹ, châu Âu... để viết nên những trải nghiệm về "con đường trà" của riêng mình.
Qua nhiều năm tháng trải nghiệm, người đàn ông ấy sắp bước vào độ tuổi ngũ tuần nhưng vẫn bừng bừng đam mê và nhiệt huyết, vẫn đang ấp ủ nhiều kế hoạch lớn lao hơn nhằm đưa văn hóa phương Đông đến gần hơn với mọi người, nhất là lớp trẻ; đồng thời cũng đưa văn hóa phương Đông ra ngoài khuôn khổ châu Á.