Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, năm 2030 cả nước sẽ có 26 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa.
Định hướng đến năm 2050, số lượng cảng hàng không cả nước dừng ở con số 30 cảng hàng không, gồm 15 cảng hàng không quốc tế, 15 cảng hàng không nội địa.
Như vậy sẽ có 8 cảng hàng không được bổ sung. Tuy nhiên, ngay sau khi có dự thảo Quy hoạch, đã có 8 đề xuất xây dựng sân bay không nằm trong quy hoạch mà Cục Hàng không Việt Nam đưa ra, gồm Ninh Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu và mới đây là Bình Phước, Bắc Giang, Hà Giang.
Câu chuyện các địa phương đua nhau xin xây sân bay từng xảy ra hơn 10 năm trước, nay không ít sân bay hoạt động cầm chừng, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay, rất lãng phí. Đến nay, câu chuyện này lặp lại rộ lên thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Có quá nhiều sân bay? Và liệu có lãng phí việc này?
Thực tế cho thấy không phải cứ có cảng hàng không là có thể cất cánh. Nhiều cảng hàng không đã liên tục thua lỗ. Hiệu quả chưa thấy đâu mà chỉ thấy gánh nặng về ngân sách ngày càng chất chồng. Giấc mơ bay vẫn cần phải gắn liền với thực tế và chính vì vậy việc quyết định có sân bay hay không và như thế nào có những tiêu chí rất chặt chẽ.
Theo đó, việc lựa chọn các cảng hàng không mới dựa trên 6 tiêu chí chính, gồm: sự cần thiết và mức độ khả thi làm sân bay mới bao gồm nhu cầu sản lượng, kinh tế - xã hội (tăng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch), an ninh quốc phòng (chiến lược, dự phòng chiến lược), khẩn nguy cứu trợ, điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không, thời tiết, đất đai) và cự ly bố trí (cự ly tới đô thị trung tâm, cự ly tới sân bay lân cận).
Hệ thống cảng hàng không nước ta hiện phân bố hài hoà trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như nhiều vùng Tây Bắc, Tây nguyên người dân chưa tiếp cận được cảng hàng không trong bán kính 100 km, hay một số cảng hàng không vượt quá công suất thiết kế nên thời gian tới cần xem xét.
Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 75% người dân có thể tiếp cận với cảng hàng không trong bán kính 100 km. Theo tiêu chí này, Việt Nam có thể đáp ứng 98% vào năm 2030. Việc đưa ra quy hoạch là cần thiết việc đề xuất cũng là bình thường để quy hoạch được đầy đủ hơn.
Nhiều lý do để đề xuất xây sân bay nhưng chỉ đơn giản như xây một cái nhà, chúng ta cũng cần phải biết có bao nhiêu tiền trong túi, nhà đó về lâu dài có thể đáp ứng nhu cầu như thế nào thì xây sân bay cũng vậy cần một tầm nhìn xa trên cơ sở nơi chúng ta đứng, nhu cầu của phát triển và bao nhiêu nguồn lực để thực hiện để tránh việc sân bay cho đủ bộ mà hoạt động thiếu hiệu quả, lãng phí.
Tình trạng các địa phường ồ ạt xin xây sân bay đang diễn ra như thế nào? Một sân bay mới tác động thế nào đến kinh tế địa phương và nó có phải "cây đũa thần" cho sự phát triển? Chúng ta cần một quy hoạch tổng thể ra sao?
Link bài gốc