Ngày pháp luật

Lo sợ nền kinh tế châu Á biến động bất thường, các ngân hàng siết chặt khoản vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Selina Nguyễn (Theo Bloomberg)

(Doanhnhan.vn) – Các doanh nghiệp trả lời phỏng vấn của Bloomberge cho biết các chủ ngân hàng đang rút tiền từ nguồn tài chính ngắn hạn. Họ cũng yêu cầu bổ sung thêm tài sản thế chấp, và nhiều ngân hàng từ chối phát hành thư tín dụng cho một số công ty nhỏ.

Sự lo lắng này không hề vô lý khi mới đây, Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Singapore Hin Leong sụp đổ với các khoản nợ ngân hàng lên tới 4 tỷ USD. Vài tuần trước, Agritrade International Pte, công ty vận hành ba tàu chở dầu siêu lớn cũng đối mặt với những khoản thua lỗ hàng triệu USD.

Đây có thể là khoảng thời gian bội thu của các giao dịch hàng hóa khi đại dịch Covid-19 tạo ra sự biến động lớn về giá, khiến thị trường này có thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này lại cần phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh và có đủ uy tín với các ngân hàng.

Lo sợ nền kinh tế châu Á biến động bất thường, các ngân hàng siết chặt khoản vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 1

Chẳng hạn như Trafigura Group, tập đoàn kinh doanh dầu và kim loại hay tập đoàn giao dịch năng lượng hàng hóa đa quốc gia Vitol cũng phải đối mặt với nguy cơ đóng băng khỏi thị trường khi các ngân hàng từ chối cho vay, dẫn đến tê liệt các hoạt động kinh doanh.

Jean-Francois Lambert, chuyên gia tư vấn tài chính, cựu giám đốc ngân hàng thương mại HSBC Holdings Plc cho biết: “Thị trường đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ấn. Các ngân hàng cũng đang thắt chặt các khoản cho vay trên mọi lĩnh vực. Đối với giao dịch hàng hóa, phản ứng của các ngân hàng là dịch chuyển đầu tư theo chất lượng và khá hạn chế so với các lĩnh vực khác”.

Giao dịch huyết mạch

Tài trợ thương mại và tiếp cận vốn là huyết mạch của ngành kinh doanh hàng hóa với khối lượng cao, lợi nhuận thấp. Thư tín dụng là một phần quan trọng của hạ tầng kinh tế này.

Ngân hàng phát hành thư tín dụng (LC) có khả năng đảm bảo thanh toán, bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị nhằm tạo ra sự an tâm cho người mua và người bán. Khi hàng hóa đã được trao tay, người mua hoàn trả cho người cho vay.

Các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực khi trả lời phỏng vấn của Bloomberge đều cho biết các chủ ngân hàng của họ đều đang rút tiền từ nguồn tài chính ngắn hạn. Những ngân hàng đang yêu cầu bổ sung thêm tài sản thế chấp, và nhiều ngân hàng đã từ chối phát hành thư tín dụng cho một số công ty nhỏ.

Nhiều người cho vay chia sẻ, ngân hàng đang cắt giảm các khoản vay ngắn hạn với các doanh nghiệp tiêu dùng và chỉ cho các công ty lớn vay.

Không chỉ là vấn đề ở châu Á, việc thắt chặt các khoản vay từ các ngân hàng cũng lan sang cả Mỹ và châu Âu. Saad Rahim, chuyên gia kinh tế trưởng tại toàn đoàn kinh doanh dầu mỏ khổng lồ Trafigura, cho biết, việc thắt chặt tín dụng toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực đang là mối đe dọa với nền kinh tế của các quốc gia.

Vấn đề này như là một làn sóng trỗi dậy từ các khó khăn trước đó. Đầu tiên là ảnh hưởng do dịch bệnh, sau đó là nền kinh tế, và tiếp theo sẽ là tín dụng ngân hàng”, Saad Rahim chia sẻ.

Lo sợ nền kinh tế châu Á biến động bất thường, các ngân hàng siết chặt khoản vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 2

Những ảnh hưởng không mong muốn của đại dịch

Việc thắt chặt tín dụng là một ví dụ khác về tác động tiêu cực mà Covid-19 gây ra cho thị trường hàng hóa toàn cầu, từ dầu thô đến tiền tệ. Các biện pháp nhằm ngăn chặn đại dịch đang cản trở nhu cầu về nguyên liệu dầu thô, khiến chuỗi cung ứng rơi vào hỗn loạn, buộc các nhà sản xuất phải đóng cửa các mỏ, nhà máy lọc dầu và nhà máy chế biến.

Sự gián đoạn đang gây căng thẳng chưa từng thấy đối với các công ty khai thác, sản xuất và chế biến hàng hóa, gây ra tình trạng vỡ nợ và thậm chí phá sản khi giá giảm sâu.

Những rủi ro trong thời điểm này là rất lớn. Đối với nhiều ngân hàng, những khó khăn mà khách hàng đang phải đối mặt cũng khiến các ngân hàng lo lắng đến những khoản cho vay trước đó của mình.

Như trường hợp của Hin Leong, công ty thương mại dầu mỏ huyền thoại của Singapore đã giấu khoản lỗ 800 triệu USD phát sinh từ các hợp đồng tương lai. Dường như công ty cũng đã phải bán một số lượng lớn sản phẩm dầu tinh chế, được sử dụng làm tài sản thế chấp đảm bảo các khoản vay từ ngân hàng,

Các ngân hàng đã rút lui khỏi thị trường hàng hóa ở châu Á trước khi xuất hiện những biến động lớn do đại dịch gây ra. Trong vài năm qua, ngành công nghiệp bị rung chuyển bởi một số vụ sụp đổ lớn, gây tổn thất hàng triệu USD của một số thương nhân lớn người Trung Quốc và Nhật Bản. Sự sụp đổ 10 tỷ USD của Noble Group, một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghiệp của Singapore là một ví dụ điển hình.

Lo sợ nền kinh tế châu Á biến động bất thường, các ngân hàng siết chặt khoản vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 3

Chia sẻ

Soo Cheon Lee, giám đốc đầu tư của SC Lowy, một tập đoàn quản lý tài sản và ngân hàng toàn cầu ở Hồng Kông cho biết, “những người cho vay bị buộc phải thận trọng vì các nhà giao dịch hàng hóa phải đối mặt với tình trạng tăng giá gấp ba, biến động chuỗi cung ứng và rủi ro với đối tác. Kết quả là chúng tôi mong đợi sự gián đoạn ngắn hạn đối với thu nhập của họ”.

Một số thương nhân đang dùng đến việc vay từ hai ngân hàng trở lên để tài trợ cho một giao dịch, nhưng cuối cùng, cuộc khủng hoảng tín dụng có thể đẩy họ ra khỏi thị trường.

Tài trợ giá rẻ rất quan trọng đối với các nhà giao dịch hàng hóa vì họ thường tập trung vào khối lượng lớn thay vì lợi nhuận lớn, theo Lee của SC Lowy. Chi phí tài trợ cao hơn sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của họ trong môi trường này, ông nói.

Lambert cho biết, những người chơi nhỏ hơn, không giống như các thương nhân lớn, bị phơi bày trong điều kiện thị trường như vậy với thanh khoản thường mỏng và thường ít được trang bị để theo đuổi chính sách và giao tiếp hiệu quả với người cho vay của họ. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc khó đánh giá vị trí thị trường của các khách hàng nhỏ hơn, các ngân hàng sẽ không ngần ngại giảm bớt giới hạn.

Tin Cùng Chuyên Mục