Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp nhận tăng vốn điều lệ cho ngân hàng HDBank năm 2023. Theo đó, HDBank sẽ được tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 3.773 tỷ đồng.
Nguồn tăng vốn điều lệ sẽ được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông HDBank thông qua ngày 26/04 trước đó.
Hiện tại, HDBank đang có vốn điều lệ là 25.303 tỷ đồng. Như vậy, sau khi thực hiện tăng vốn điều lệ thành công, nguồn vốn điều lệ của HDBank sẽ lên mức 29.076 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng hơn 20% trong 3 tháng đầu năm
Theo công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2023, Nhà băng này ghi nhận thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng trưởng 53% so với cùng kỳ lên mức 11.019 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 19,7% so với cùng kỳ năm trước lên mức 4.841 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng ghi nhận tăng thêm 69 tỷ đồng tương ứng 11% so với cùng kỳ lên mức 677 tỷ đồng.
Ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ 50 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận lãi 23 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận khoản lãi 24 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ năm ngoái ghi nhận là 309 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ nên mức 1.959 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 43% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 287 tỷ đồng, lên mức 956 tỷ đồng.
Kết quả, Nhà băng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 2.743 tỷ đồng tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận là 2.194 tỷ đồng tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo tài liệu họp Đại hội Cổ đông năm 2023, Nhà băng đã đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu: Lợi nhuận trước thuế đạt 13.197 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 10.558 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với năm 2022.
Như vậy, với kết quả đạt được của Quý 1 năm 2023, Nhà băng này đã thực hiện được 20,7% kế hoạch lợi nhuận trước thuế và sau thuế.
Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản HDBank ghi nhận là 458.803 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2% so với thời điểm đầu năm.
Trong đó, tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 7.636 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% so với đầu năm. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước tăng 8% so với thời điểm đầu năm, lên mức 12.162 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, Nhà băng này ghi nhận các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh từ 10.821 tỷ đồng đầu năm xuống còn 36 tỷ đồng vào thời điểm 31/3/2023.
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng nhẹ nên mức 97.328 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% so với thời điểm đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá tăng 27,3% so với thời điểm đầu năm nên mức 56.238 tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng, Nhà băng này ghi nhận tổng nợ xấu so với thời điểm đầu năm tăng lên 21% từ mức 4.404 tỷ đồng đầu năm lên 5.326 tỷ đồng vào thời điểm 31 tháng 3 năm 2023.
Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất là 839 tỷ đồng tương ứng tăng 45% so với thời điểm đầu năm lên mức 2.687 tỷ đồng.
Nợ có khả năng mất vốn tăng 8% từ mức 1.141 tỷ đồng lên mức 1.229 tỷ đồng.
Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,67% lên mức 1,85% thời điểm cuối tháng 3 năm 2023.