Hào quang “ảo” – hậu quả thật
Mới đây, trên mạng xã hội, một bộ phim ngắn lột tả chân thật lối sống chạy theo hào quang “ảo” của một bộ phận giới trẻ ngày nay, thu hút đông sự quan tâm và nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.
Bộ phim bắt đầu bằng một buổi họp báo của tác giả trẻ, kể lại chính cuộc đời mình thông qua trang sách và từ những sai lầm bản thân. Mới ra trường, có được công việc tốt, nhưng chàng trai lại chẳng nhận thức được sự may mắn đó mà nhanh chóng bước vào những sai lầm.
Thay vì cố gắng, phấn đấu cho công việc, cho cuộc sống, cậu lại lựa chọn lối sống phù phiếm, sĩ diện, tìm mọi cách để chiều chuộng cảm xúc bản thân, mua sắm xa xỉ, du lịch sang chảnh và lao vào những cuộc vui thâu đêm… cùng cô bạn gái xinh đẹp.
Tuy nhiên, cuộc sống ảo thì chẳng thể bền lâu, cậu lâm vào túng thiếu. Dù vậy, cậu vẫn bất chấp, tìm mọi cách để tiếp tục cuộc vui, vay tiền tín dụng, vay nặng lãi… Kết quả, cậu rơi vào cảnh nợ nần, cuộc sống hào nhoáng cũng vì thế mà tan biến.
Phần lớn thời lượng của bộ phim dành để khắc hoạ một thực tế đang hiện hữu của nhiều bạn trẻ. Khi mà các giá trị con người, tình yêu, trách nhiệm đều bị che lấp bởi đồng tiền, đó chính là góc khuất của một xã hội được nhiều người tung hô là thời thượng.
Ngay sau khi ra mắt, bộ phim gây ra làn sóng tranh cãi. Nhiều bạn trẻ cho rằng đạo diễn đã cường điệu quá mức chỉ để gây sự chú ý chứ ngoài đời thực thì họ sẽ lập tức nhận ra những bất ổn để tránh đi.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng những gì bộ phim khắc họa là rất đúng. Thực đến nỗi, họ gặp nó thường xuyên, ở từng góc phố, từng quán ăn, từng cổng trường và điều đó khiến họ cảm thấy e ngại, thậm chí là hoang mang trước một xã hội ưa chuộng thứ hào quang “ảo” .
Họ cho rằng bộ phim nói đúng về cái thiếu của một xã hội hiện nay là trách nhiệm. Với thế hệ trẻ, đó là trách nhiệm với cuộc đời mình, trách nhiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân. Với các tổ chức tài chính, đó là trách nhiệm khi hỗ trợ những người đi vay tiền bởi nếu cho vay không đúng cách thì vô tình khiến người vay trở thành “nô lệ” tài chính.
Vay có trách nhiệm – cho vay đúng cách
Trong xã hội ngày nay, con người luôn phải đối diện với nỗi lo về cơm áo, gạo tiền. Song hành với đó là sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng như một giải pháp cứu cánh khi cần xoay sở tài chính. Tuy nhiên, nhiều tổ chức tín dụng lại lợi dụng điều đó để mời chào, câu kéo khách hàng. Miễn là có khách hàng, giải ngân và có lợi nhuận, không cần quan tâm hay có bất kì trách nhiệm gì đối với khách hàng. Đó là chưa kể tín dụng đen thì ở mọi nơi, tìm mọi cách để dụ dỗ và cưỡng đoạt.
Xưa nay, xã hội chỉ quen nói việc người vay có trách nhiệm trả nhưng quên đi rằng người cho vay, là ngân hàng, công ty tài chính hay thậm chí là tiệm cầm đồ, cũng cần có trách nhiệm. Trách nhiệm ấy phải được bên cho vay thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên là phê duyệt khoản vay phải đúng mục đích. Thứ hai là cho vay phù hợp với khả năng chi trả của khách. Thứ ba là minh bạch mọi khoản lãi phí khi vay để khách có sự lựa chọn. Cuối cùng là phải tư vấn kiến thức tài chính cho khách, giúp họ sử dụng tiền một cách hiệu quả.
Với người vay, đặc biệt là người trẻ, xa vào nợ nần là do không làm chủ bản thân trước những cám dỗ nên chi tiêu không hợp lý. Khi đi vay, họ chỉ chăm chăm lấy được khoản vay mà không có bất kì kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính, làm việc, trả nợ nào, dẫn đến mất khả năng chi trả rồi trắng tay.
Thông điệp giá trị nhất của bộ phim kể trên xuất hiện ở đoạn kết, khi mà nhân vật chính nhận được lời khuyên từ người bạn đồng hành mặc chiếc áo đồng phục của chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 “Chỉ vay khi thực sự cần”. Đây cũng chính là lời nhắc nhở chân thành và nhân văn mà chuỗi cửa hàng F88, đơn vị tài trợ bộ phim gửi tới khách hàng của mình.