Ngày pháp luật

CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn hiến kế giúp Starup giải quyết bài toán về tiền

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Tại sự kiện, ông Trần Ngọc Thái Sơn - CEO Tiki đã có những chia sẻ cá nhân về thực trạng gọi vốn của các startup Việt.

Bên lề sự kiện Diễn đàn Kinh tế Tư nhân 2019, các nhà sáng lập của nhiều doanh nghiệp, startup lớn như Grab, Tiki,... đã có những tranh luận sôi nổi về bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam.

Đây cũng là chủ đề thu hút được nhiều sự chú ý, bởi trong những năm qua, số lượng và chất lượng các startup đổi mới sáng tạo ngày càng tăng. Cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp, gần 70 khu không gian làm việc chung, 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh: Vườn ươm doanh nghiệp công nghê cao Hòa Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (DNES), Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội. Bên cạnh đó là sư hình thành của một số quỹ đầu tư mạo hiểm như Quỹ đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn VinGroup, Startup Viet Partner,...

Tại sự kiện, ông Trần Ngọc Thái Sơn - CEO Tiki đã có những chia sẻ cá nhân về thực trạng gọi vốn của các startup Việt. Được biết, ông Sơn cùng các cộng sự đã cùng nhau xây dựng startup Tiki từ những ngày đầu tiên, cho tới giai đoạn phát triển, gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư và trở thành website thương mại điện tử lớn trên thị trường.

CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn hiến kế giúp Starup giải quyết bài toán về tiền - Ảnh 1

 

Ông Trần Ngọc Thái Sơn cho biết: "Khởi nghiệp cũng giống như khởi nghĩa, để khởi nghĩa thành công cần lương thảo đạn dược, tức là cần vốn. Trong 9 năm vừa qua, các công ty khởi nghiệp ngày càng nhiều thêm, họ ngày càng sắc sảo và tham vọng, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn - một vấn đề vẫn luôn tồn tại, dù đã có cải thiện.

Từ kinh nghiệm của mình, ông Sơn nêu ra những khó khăn, trở ngại khiến các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam:

CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn hiến kế giúp Starup giải quyết bài toán về tiền - Ảnh 2

 

"Startup Việt hiện nay gọi vốn 5 triệu USD thì dễ nhưng 50 triệu USD hay 100 triệu USD hay tỷ USD thì khó."

Khó ở đâu? Theo ông Sơn, điểm khó khăn chính khiến các startup khó gọi vốn từ các nhà đầu tư là do đối với các nhà đầu tư, thứ quan trọng nhất với họ chính là lợi nhuận. Để chứng minh được với nhà đầu tư rằng startup của mình sẽ sinh lời không phải một việc đơn giản khi startup thường phải kiên trì, nhiều khi đến 5 năm mới có lãi.

Một trong những khó khăn khi gọi vốn là câu chuyện làm sao để nhà đầu tư exit (thoái vốn) thành công.

Có 3 cách để một nhà đầu tư startup lấy lại được tiền:

1- Startup có lời (hy vọng trong tương lai xa),

2- Startup được mua lại/sáp nhập với công ty lớn,

3- IPO hay lên sàn.

Tuy nhiên, để một startup lên sàn ở Việt Nam rất khó khăn. Trong khi đó, các sàn chứng khoán của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ hay Trung Quốc đều cho phép các công ty niêm yết mà không cần có lãi, chỉ cần có tăng trưởng.

Bên cạnh đó, theo Trí Thức Trẻ đưa tin, CEO Tiki cũng khuyến khích các startup go global hay go regional. Khi nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ nhìn vào quy mô thị trường và Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhưng chưa đủ lớn, chưa đạt mức nghìn tỷ USD. Nhưng khi scale up ra khỏi biên giới Việt Nam, hướng tới thị trường khu vực hay toàn cầu thì quy mô thị trường có thể đạt tới hơn 2.000 tỷ USD, thậm chí lớn hơn nữa.

Để các công ty công nghệ có thể gọi vốn dễ dàng hơn, ông Sơn cho rằng nên có mô hình thí điểm để cho các công ty công nghệ lên sàn chứng khoán, đó là điều mà Nhật và Hàn đã từng triển khai thành không. Bên cạnh đó cần mở rộng quy mô của nền kinh tế khởi nghiệp ở Việt Nam, để các nhà đầu tư có thể thấy Việt Nam là thị trường hấp dẫn để họ đổ vốn.

Tin Cùng Chuyên Mục