Ngày pháp luật

Cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn ở 'đường cụt' về vốn

Thời báo kinh tế Sài Gòn

Hai năm qua, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn ở "đường cụt" về vốn do vướng quy định của Quốc hội về việc chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và gia hạn hiệp định vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chậm trễ.

Hai năm qua, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn ở "đường cụt" về vốn do vướng quy định của Quốc hội về việc chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và gia hạn hiệp định vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chậm trễ.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành và cây cầu trên tuyến thi công dở dang. Ảnh: Thanh Xuân
Cao tốc Bến Lức - Long Thành và cây cầu trên tuyến thi công dở dang. Ảnh: Thanh Xuân

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài gần 58km, đi qua các tỉnh Long An, Đồng Nai và TP HCM. Tổng mức đầu tư dự án là 31.300 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ADB, JICA và vốn đối ứng. Dự kiến đến hết năm 2023, sẽ thông tuyến.

Tuy nhiên, từ tháng 1/2019 đến nay, dự án ngừng thi công vì chưa bố trí được kế hoạch vốn. Lý do, tháng 11/2018, Quốc Hội đã ra Nghị quyết số 71 ghi rõ việc: “Chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho VEC”. Các gói thầu vay vốn ADB cũng bị gia hạn chậm trễ. Như 5 gói thầu tại đoạn phía Tây sử dụng vốn ADB đã kết thúc hiệp định vay lần 1 hồi tháng 6/2019, hiện đã thi công gần 88% nhưng nay dừng vì không có vốn thi công tiếp.

Một đoạn khác dài 10,7km (3 gói thầu vay vốn) ODA của JICA cũng đã thi công gần 85% khối lượng nhưng cũng dừng lại vì hiệp định vay vốn chưa được ký tiếp. Đoạn phía Đông dài 25,3km cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nay được gia hạn lại nhưng tiến độ thi công rất chậm.

Lý do của hàng loạt các điểm tắc nghẽn về giải ngân vốn theo các Nghị quyết của Quốc hội và nhà tài trợ là do Đề án tái cơ cấu tổng thể VEC hiện nay vẫn chưa được thông qua. Trong đó có việc tái cơ cấu nguồn vốn 5 dự án đã thực hiện của VEC.

Nhiều năm trước, Chính phủ đã thực hiện việc chuyển đổi nguồn vốn 5 dự án của VEC tại các dự án: Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình từ vốn vay về cho vay lại và vốn trái phiếu doanh nghiệp phát hành (Chính phủ bảo lãnh) thành vốn ngân sách cấp phát khi chưa được Quốc hội thông qua. Do đó, trong nhiều báo cáo của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước trong sử dụng vốn vay và vốn vay về cho vay lại, báo cáo quản lý nợ công đều chỉ ra những việc chưa được phép này. Kiểm toán Nhà nước trong Báo cáo kiểm toán ngân sách năm 2018 cũng yêu cầu giải trình rõ việc ngân sách cấp phát cho các dự án mà không thực hiện theo quy định.

Để gỡ khó cho các dự án, nhất là dự án Bến Lức - Long Thành đang thi công dở dang, kéo dài, Bộ GTVT nhiều lần làm văn bản đề nghị Chính phủ , Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (CMSC) báo cáo Thường trực Chính phủ và Bộ Chính trị cho ý kiến sửa các văn bản, nghị quyết đã ban hành để có cơ sở phân bổ vốn nước ngoài cho dự án, tránh dừng dự án gây ách tắc, lãng phí. Nếu không thực hiện được, nguy cơ các nhà thầu nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc khởi kiện dự án đòi bồi thường do chậm thanh toán và dừng thi công là hiện hữu.

Hiện nay, VPCP đã đề nghị các cơ quan có trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về việc bố trí nguồn vốn để thanh toán ngay khối lượng đã thực hiện cho các nhà thầu Nhật Bản, khoảng 15 triệu USD. Đồng thời cho phép VEC sử dụng các khoản nhàn rỗi chưa đến hạn để thanh toán cho các nhà thầu khác. Nếu không, các dự án không có cửa để khởi động trở lại.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục