Bùng nổ thị trường tiền điện tử tại Đông Nam Á

Linh Bùi

Dữ liệu gần đây từ công ty khởi nghiệp trí tuệ blockchain Chainalysis cho thấy các hoạt động mạnh mẽ trên thị trường DeFi ở ASEAN, trong đó Thái Lan, Philippines và Việt Nam đang nổi lên là những nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc áp dụng tài sản tiền điện tử.

Làn sóng tiền điện tử tràn tới Đông Nam Á, và ngày càng được các nhà đầu tư ưa chuộng. Theo hãng tin Forbes, việc tiền điện tử có sức hấp dẫn mạnh mẽ ở các quốc gia - nơi phần lớn dân số không được tiếp cận với một số dịch vụ ngân hàng. Cùng với đó, khu vực này sở hữu đội ngũ trẻ với một nửa dân số dưới 30 tuổi, hiểu biết về kỹ thuật số và có khả năng kết nối Internet cao.

Những động lực này tạo tiền đề cho việc áp dụng ngày càng nhiều tài sản tiền điện tử và tài chính phi tập trung (DeFi), được ca ngợi vì tiềm năng giúp tăng cường hòa nhập tài chính.  

Nhưng bất chấp triển vọng, tài sản kỹ thuật số cũng có thể gây ra rủi ro đáng kể liên quan đến biến động, thanh khoản và sự không chắc chắn về quy định. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải thiết lập các quy tắc và khuôn khổ phù hợp để giảm thiểu những rủi ro đó, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực tài chính - báo cáo của Tổ chức kinh tế hợp tác và phát triển (OECD) cho biết.

Đông Nam Á đặt nền móng để trở thành trung tâm tiền điện tử

Dữ liệu gần đây từ công ty khởi nghiệp trí tuệ blockchain Chainalysis cho thấy các hoạt động mạnh mẽ trên thị trường DeFi ở ASEAN, trong đó Thái Lan, Philippines và Việt Nam đang nổi lên là những nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc áp dụng tài sản tiền điện tử.

Các cuộc khảo sát do Statista thực hiện càng cho thấy, quyền sở hữu và sử dụng tài sản tiền điện tử đáng kể của người dân ở Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.

Bùng nổ thị trường tiền điện tử tại Đông Nam Á - Ảnh 1

Dòng tài sản tiền điện tử bình quân đầu người khá lớn được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam nhận được lượng dòng vốn lớn nhất trong giai đoạn 2020-2022 với tổng dòng vốn vào tiền điện tử là 190 tỷ USD.

Bùng nổ thị trường tiền điện tử tại Đông Nam Á - Ảnh 2

Theo sau Việt Nam là Thái Lan với 180 tỷ USD, Singapore (120 tỷ USD), Philippines (110 tỷ USD) và Indonesia (90 tỷ USD).

Cùng lúc đó, Brunei, Myanmar, Campuchia và Lào ghi nhận dòng tiền điện tử khá ảm đạm trong giai đoạn này.

Malaysia dẫn đầu ASEAN về hoạt động khai thác tiền điện tử

Dữ liệu về hoạt động khai thác tài sản tiền điện tử đã được thu thập ở 7 quốc gia thành viên ASEAN. Kết quả là, phần lớn hoạt động diễn ra ở Malaysia và Thái Lan.

Dữ liệu từ Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge cho thấy, Malaysia chiếm 2,51% tổng lượng khai thác Bitcoin toàn cầu vào tháng 1 năm 2022, trong khi Thái Lan chiếm 0,96%.

Hoạt động khai thác bitcoin.
Hoạt động khai thác bitcoin.

Báo cáo cũng lập luận rằng, mặc dù tài sản tiền điện tử hứa hẹn cải thiện khả năng tiếp cận tài chính ở Đông Nam Á, nhưng những đổi mới này đã không đạt được mục tiêu dân chủ hóa và thay vào đó khiến các nhà đầu tư bán lẻ gặp rủi ro đáng kể.

Hiện tại, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm cả những người nắm giữ lớn tài sản tiền điện tử và người chơi tổ chức, thống trị hoạt động DeFi trên toàn cầu và sự tham gia của bán lẻ vẫn còn rất ít. Sử dụng quy mô giao dịch làm proxy, báo cáo của OECD ước tính rằng, hơn 2/3 hoạt động tài sản tiền điện tử toàn cầu được thực hiện bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp và/hoặc tổ chức ở mọi khu vực chính.

Hoạt động tài sản tiền điện tử ở ASEAN.
Hoạt động tài sản tiền điện tử ở ASEAN.

Báo cáo cũng chỉ ra, hoạt động tài sản tiền điện tử ở ASEAN đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2021, trùng với thời điểm tài sản tiền điện tử được định giá cao và phù hợp với xu hướng toàn cầu. Hoạt động bắt đầu lắng xuống vào đầu năm 2022 khi bắt đầu cái gọi là “mùa đông tiền điện tử”, điều này cho thấy các lực lượng đầu cơ đang thúc đẩy thị trường ở mức độ lớn.

Tình trạng pháp lý của tiền điện tử tại thị trường Đông Nam Á

Trên khắp ASEAN, các nhà hoạch định chính sách đã coi sự đổi mới kỹ thuật số như một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và đạt được lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, các nỗ lực chính sách đang được tiến hành trong khu vực nhằm giải quyết các thách thức xuất phát từ các lĩnh vực tài chính kỹ thuật số đặc biệt khó khăn và rủi ro, bao gồm tài sản tiền điện tử và DeFi.

Báo cáo chỉ ra những vấn đề cần cân nhắc chính sách liên quan đến bối cảnh tài chính kỹ thuật số đang phát triển, nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập khung chính sách nhằm cân bằng cẩn thận giữa rủi ro và cơ hội.

Từ tháng 1/2022, Lào đã cấp phép cho 2 công ty được giao dịch bằng tiền kỹ thuật số. Trước đó, Indonesia, Thái Lan, Singapore đều hợp pháp hóa các giao dịch bằng tiền điện tử nhưng không coi đây là phương tiện thanh toán thay đồng nội tệ.

Dù vậy, tiền điện tử cũng đặt ra những lo ngại về hoạt động lừa đảo, trốn thuế, tội phạm tài chính công nghệ cao. Vì thế, nhiều nước Đông Nam Á đã thắt chặt các quy định kiểm soát.

Từ tháng 5/2022, Indonesia sẽ đánh thuế giá trị gia tăng đối với tiền điện tử. Các giao dịch tài sản tiền điện tử và nguồn lãi từ các khoản đầu tư tiền điện tử sẽ bị đánh thuế ở mức 0,1%. 

Thái Lan cũng cấm các nhà khai thác tài sản kĩ thuật số tạo điều kiện sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Cùng với đó, Brunei, Malaysia đều đã công bố các quy định tương tự những năm gần đây.

Sự bùng nổ thị trường tiền điện tử tại Đông Nam Á phản ánh xu thế phát triển chung của thị trường tài chính toàn cầu, thể hiện sự thích ứng nhanh chóng của khu vực với cuộc cách mạng công nghệ. Tuy nhiên, đây vẫn là một lĩnh vực mới và sẽ cần cả một quá trình để đưa ra các quy phạm, các khung pháp lý phù hợp để kiểm soát, hạn chế các rủi ro từ tiền điện tử.

Tin Cùng Chuyên Mục