Ngày pháp luật

Bất ngờ với con đường học vấn của 5 tỷ phú USD Việt Nam

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Trong số 5 tỷ phú USD của Việt Nam, có tới 4 người từng có thời gian học tập, làm việc tại các nước Đông Âu.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn VinGroup 

Bất ngờ với con đường học vấn của 5 tỷ phú USD Việt Nam - Ảnh 1

Tính đến ngày 11/6/2019, tài sản của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam được Forbes ước tính khoảng 7,7 tỷ USD, gần gấp 5 lần con số 1,5 tỷ USD vào năm 2013 - khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên xuất hiện trong "bảng vàng" của Forbes.

Về con đường học vấn, Năm 1982, ông Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp. Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, theo ngành kinh tế địa chất.

Sau những năm tháng kinh doanh nơi đất khách quê người, ông Phạm Nhật Vượng quyết định trở về Việt Nam, bắt đầu từng bước xây nên những viên gạch đầu tiên của "đế chế" VinGroup. Mới đây nhất, VinGroup đã khởi công nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Vsmart tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khát vọng phát triển hệ sinh thái các sản phẩm điện thoại thông minh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu thế giới.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air

Bất ngờ với con đường học vấn của 5 tỷ phú USD Việt Nam - Ảnh 2

Là người phụ nữ Việt Nam duy nhất được Forbes công nhận là "tỷ phú USD", bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện sở hữu khối tài sản 2,3 tỷ USD.

Bà Thảo từng nhận bằng Tiến sỹ của học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế, bằng Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcova, Cử nhân nghành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Matcova, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga.

Trở về Việt Nam, bà gây dựng sự nghiệp trong ngành bất động sản, rồi tiếp đó là lĩnh vực hàng không. Ngày 25/12/2011, Vịetjet Air chính thức có chuyến bay thương mại đầu tiên. Cùng với phương châm tạo ra nhiều cơ hội đi máy bay hơn cho người dân trong nước và khách quốc tế đến Việt Nam, hãng đã phát triển lớn mạnh và chiếm tới 44% thị phần hàng không (số liệu tháng 1/2019).

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan 

Bất ngờ với con đường học vấn của 5 tỷ phú USD Việt Nam - Ảnh 3

Dù chỉ mới góp mặt trong danh sách các tỷ phú USD, thế nhưng, ông Nguyễn Đăng Quang từ lâu đã rất nổi danh trong giới kinh doanh Việt. Vị tỷ phú này từng có thời gian học tập tại Nga, tốt nghiệp Tiến sỹ Kỹ thuật về Vật lý hạt nhân và trình độ sau đại học về Quản trị Tài chính tại Liên Bang Nga, đồng thời tham gia điều hành và quản trị ngân hàng với các vị trí khác nhau từ năm 1995.

Ông Quang nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Công nghệ của Học viện Khoa học Quốc gia Belarus và bằng Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov.

Tại Nga, ông khởi nghiệp bằng việc bán mỳ gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Dần dần, ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Năm 2002, ông đưa Masan trở về quê nhà, đồng thời cho ra đời sản phẩm nước tương Chinsu. 

Hiện tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang là 1,3 tỷ USD (số liệu Forbes tính tới ngày 11/6/2019).

Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank 

Bất ngờ với con đường học vấn của 5 tỷ phú USD Việt Nam - Ảnh 4

Cũng trong năm 2019, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Ngân hàng Techcombank, đồng thời cùng là một bạn thân của ông Nguyễn Đăng Quang, đã chính thức được công nhận là "tỷ phú USD" của Việt Nam.

Năm 1987, Hồ Hùng Anh thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau một năm học tập tại Học viện KTQS, đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Ông tốt nghiệp ngành kĩ sư điện tử trường Đại học Bách khoa Kiev, Ukraina. 

Trong thời gian học tập ở Đông Âu, ông Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang quen biết nhau và cùng điều hành công ty sản xuất mì gói và tương ớt Mansan Rus Trading tại Nga, tiền thân của tập đoàn hàng tiêu dùng Masan. Trở về Việt Nam, ông Hùng Anh tiếp tục gắn bó với ông Quang trong việc xây dựng Masan. Ông Hùng Anh lần lượt giữ chức phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và Công ty Cổ phần Masan (tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư Masan). Đến tháng 4/2018, ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan để tập trung cho Techcombank.

Dưới thời ông Hồ Hùng Anh, Techcombank là ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam cán mốc 10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. 

Hiện ông nắm giữ khối tài sản trị giá 1,6 tỷ USD (số liệu Forbes tính tới ngày 11/6/2019).

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch THACO

Bất ngờ với con đường học vấn của 5 tỷ phú USD Việt Nam - Ảnh 5

Ông Trần Bá Dương là một trong những vị tỷ phú tự thân nổi tiếng của Việt Nam. Ông từng kinh qua nhiều nghề như: vét mỡ bò, kỹ thuật viên hay thợ sửa xe để đến được với thành công ngày hôm nay.  Dù rằng cuộc sống nghèo khổ nhưng ông vẫn được học hành đầy đủ. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp.

Đầu năm 2019, thông tin về giao dịch phát hành cổ phần giữa CTCP Ô tô Trường Hải - THACO và tập đoàn JC&C đến từ Singapore đã khiến giới kinh doanh dậy sóng. Bởi lẽ, nếu thương vụ này thành công, ông Trần Bá Dương và gia đình sẽ sở hữu khối tài sản trị giá lên đến 6,7 tỷ USD. Con số này sẽ tương đương với khối tài sản của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng - ông chủ Tập đoàn VinGroup - Người giàu nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Ông Trần Bá Dương hiện sở hữu 1,7 tỷ USD (số liệu Forbes tính tới ngày 11/6/2019).

Tin Cùng Chuyên Mục