Ngày pháp luật

Bất chấp thị trường đi xuống, văn phòng gia đình của các triệu phú châu Á vẫn tiếp tục mua tiền điện tử

Như Quỳnh

Giá bitcoin - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã giảm khoảng 70% so với mức đỉnh vào tháng 11/2021.

Thị trường tài sản kỹ thuật số diễn biến rất bấp bênh trong nhiều tháng qua, nhưng điều đó cũng không cản được các văn phòng gia đình châu Á mua vào tiền điện tử. 

Sau khi liên tục lập đỉnh vào năm 2020, 2021, các loại tiền điện tử như bitcoin hay ether bất ngờ giảm sốc trong năm 2022. Theo FT, đợt giảm giá này có liên quan đến việc thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống. 

Giá tiền điện tử gần đây đã giảm xuống mức ổn định, làm dấy lên suy đoán về việc liệu đáy đã xuất hiện hay chưa. Các nhà đầu tư nhận định tài sản kỹ thuật số vẫn là một "nơi trú ẩn" an toàn trước lạm phát và tình hình kinh tế phức tạp. 

Các nhà quản lý đầu tư châu Á đang mua tiền điện tử bất chấp sự sụt giảm giá trong năm nay. Ảnh: Reuters
Các nhà quản lý đầu tư châu Á đang mua tiền điện tử bất chấp sự sụt giảm giá trong năm nay. Ảnh: Reuters

Keith Wong, giám đốc điều hành Winland Wealth Management, một văn phòng đa gia đình có trụ sở tại Hong Kong, cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ mất hứng thú với (tiền điện tử). Chúng tôi coi đó là một loại tài sản riêng biệt, đem lại cơ hội đa dạng hóa danh mục.”

Một cuộc khảo sát với 30 văn phòng gia đình và các nhà đầu tư giàu có ở Hong Kong và Singapore, được công bố bởi KPMG Trung Quốc và nhóm tiền điện tử Aspen Digital vào 24/10, cho thấy 92% người được hỏi quan tâm đến tài sản kỹ thuật số, với 58% đã đầu tư và 34% dự định làm như vậy.

Báo cáo cho biết hơn 60% số người được hỏi là các văn phòng gia đình hoặc cá nhân quản lý tài sản trị giá từ 10 triệu đến 500 triệu USD.

Bitcoin, tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã giảm khoảng 70% so với mức đỉnh vào tháng 11/ 2021 và giá chỉ dao động trong khoảng 18.000 - 25.000 USD kể từ tháng 6. Đồng tiền ảo lớn thứ 2 - ether thì giảm tới 60% giá trị trong năm 2022. 

Tại Hong Kong, các loại tài sản truyền thống đang có dấu hiệu đi xuống. Cổ phiếu niêm yết ở Hong Kong hoạt động kém hơn so với chứng khoán Mỹ và châu Âu, với chỉ số Hang Seng chuẩn đã giảm hơn 30% trong năm nay. Trong khi đó thị trường bất động sản địa phương thì giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. 

“Tất cả bạn bè của tôi, những người có văn phòng gia đình đều đã đầu tư vào những loại hình mới hơn, chẳng hạn như nghệ thuật và cả tiền điện tử," FT dẫn lời một nhà đầu tư giàu có đến từ Hong Kong. 

Eric Wong, giám đốc điều hành Bricks and Mortar Management, một văn phòng đa gia đình tại Hong Kong chia sẻ: 

"Với những cá nhân có tài sản ròng cao, nếu bạn được đề xuất mua vàng, bạn có thể phân bổ một nửa quỹ mua vàng cho tiền điện tử vì đó là cách dễ dàng để phòng ngừa rủi ro." 

Văn phòng gia đình Raffles (Hong Kong) đã thành lập một liên doanh với công ty tiền điện tử Huobi Tech để phục vụ nhu cầu “chưa được đáp ứng” của các gia đình siêu giàu đang tìm cách đầu tư vào tài sản kỹ thuật số.

C Capital, công ty quản lý tài sản được thành lập bởi nhà tài phiệt Hong Kong Adrian Cheng, có kế hoạch huy động khoảng 200 triệu USD để đầu tư vào tài sản blockchain trong 18 tháng tới.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục