Theo BCTC giữa niên độ 2023, AIA Việt Nam ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 7,874 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ, trong khi chi phí nhượng tái bảo hiểm tăng 6% lên hơn 367 tỷ đồng, nên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 13% xuống còn gần 7,573 tỷ đồng.
Kỳ này, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 4% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 5,840 tỷ đồng, do chi phí bồi thường bảo hiểm đi ngang ở mức 5,273 tỷ đồng và chi phí khác giảm 31% còn hơn 566 tỷ đồng.
Chi phí giảm chậm hơn doanh thu khiến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của AIAthu về lợi nhuận gộp gần 1,733 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.Mặt khác, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 58% lên hơn 1,552 tỷ đồng, nhờ doanh thu tài chính tăng 32%, đạt hơn 1,592 tỷ đồng và chi phí tài chính giảm đến 82% còn gần 40 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm lợi nhuận nhưng AIA có lãi hoạt động tài chính tăng mạnh và chi phí bán hàng giảm 28% còn hơn 1,173 tỷ đồng, giúp AIAghi nhận lãi ròng gần 887 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/06/2023, tổng tài sản của AIA tăng 5% so với đầu năm, đạt gần 56,975 tỷ đồng. Các khoản mục khiến tổng tài sản tăng chủ yếu là phải thu ngắn hạn (tăng 10%) và dài hạn (gấp 5.1 lần) cùng với đầu tư tài chính dài hạn tăng 17%. Đầu tư tài chính chiếm đến 79% tổng tài sản. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn gần 12,100 tỷ đồng (giảm 16%) và hơn 33,030 tỷ đồng đầu tư dài hạn (tăng 17%) so với đầu năm.
Danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm hơn 10,021 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giảm 20% so với đầu năm) và gần 2,160 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh (xấp xỉ đầu năm). Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là đầu tư trái phiếu gần 22,758 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm, trong khi tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng tăng 98% lên gần 10,045 tỷ đồng.
Nợ phải trả tăng 5% so với đầu năm lên gần 42,324 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở khoản dự phòng nghiệp vụ dài hạn gần 39,558 tỷ đồng, tăng 7%.
Ngày 30/6/2023, Bộ Tài chính đã chính thức thông tin kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife .
Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng có sự tăng trưởng nhanh, tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng.
Do vậy, ngay trong năm 2022, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiến hành thanh tra hoạt động này tại 04 doanh nghiệp bảo hiểm là: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.
Kết quả công tác thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.