Ngày pháp luật

VCBS: Ngành mía đường khởi sắc, nhiều doanh nghiệp hưởng "trái ngọt"

Linh An

Giá đường được dự báo sẽ ở mức cao trong năm 2023, giao dịch quanh mức 18.000 - 18.500 đồng/kg nhờ nhu cầu trong nước tăng và giá đường nhập khẩu kém cạnh tranh sau áp thuế thúc đẩy nhu cầu với đường trong nước.

Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), giá đường đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ trước những lo ngại về nguồn cung khan hiếm đè nặng lên an ninh lương thực toàn cầu.

Theo Tradingeconomics, giá đường thô giao ngay và đường trắng theo ISO đều đạt mức kỉ lục trong tháng 12/2022, với trung bình lần lượt 18,93 US cents/ib và 540,76 USD/tấn. Theo đà tăng của thế giới, giá đường nội địa Việt Nam diễn biến tăng trong năm 2022 năm cao hơn 8 -10% so với cùng kỳ.

Trong báo cáo ngành mía đường quý I/2023 của VCBS, biện pháp bảo hộ đối với ngành đường trong nước đã có hiệu quả khi nhập khẩu đường từ Thái Lan, Lào và Campuchia trong quý I giảm 12,6 % trong với cùng kỳ, nguồn nhập thay thế chủ yếu đến từ Úc và Indonesia.

VCBS: Ngành mía đường khởi sắc, nhiều doanh nghiệp hưởng "trái ngọt" - Ảnh 1

Giá thu mua mía đã hồi phục về mức trung bình 1,05 - 1,1 triệu đồng/tấn do khan hiếm nguồn cung, tạo tiền đề thúc đẩy người nông dân mở rộng vùng nguyên liệu tạo. 

Giá đường được dự báo sẽ ở mức cao trong năm 2023, giao dịch quanh mức 18.000 - 18.500 đồng/kg nhờ nhu cầu trong nước tăng và giá đường nhập khẩu kém cạnh tranh sau áp thuế thúc đẩy nhu cầu với đường trong nước.

Thông tin trên góp phần mang tới triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp sản xuất mía đường với kết quả kinh doanh quý 3 niên độ 2022 - 2023 (từ ngày 01/01 - 31/03/2023).

Dẫn đầu đà tăng là Đường Kon Tum (mã ck: KTS) với số lãi ròng thu về 12,4 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ. Đây là doanh nghiệp thường xuyên duy trì lợi nhuận khá khiêm tốn dưới 4 tỷ đồng mỗi quý, song, quý III niên độ 2022 - 2023 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sản lượng đường tiêu thụ tăng cao.

Kết quả kinh doanh của Mía đường Sơn La (SLS)
Kết quả kinh doanh của Mía đường Sơn La (SLS)

Mía đường Sơn La (mã ck: SLS) có được lợi nhuận ròng quý thứ hai liên tiếp duy trì trên trăm tỷ. Trong đó, lãi ròng quý III đạt hơn 109 tỷ đồng, tăng 90%.

Đơn vị VCBS nhận định, SLS có lợi thế so với các doanh nghiệp mía đường khác do vùng nguyên liệu gần nên giá thành sản xuất thấp. Niên vụ 22/23, giá thu mua mía cả nước tăng cao do thiếu mía nguyên liệu, tuy nhiên SLS vẫn duy trì được mức thu mua mía thấp nhờ liên kết chặt chẽ với người nông dân.

Tính cả năm 2023, ước tính biên lợi nhuận gộp mảng đường của SLS đạt 27,5% với giả định giá mía đầu vào cao hơn 6% so với cùng kỳ.

Một đơn vị lớn trong ngành là Đường Quảng Ngãi (QNS) - chủ thương hiệu Vinasoy ghi nhận kết quả tốt.

Kết quả kinh doanh của QNS
Kết quả kinh doanh của QNS

Mảng đường là động lực tăng trưởng chính với sự gia tăng cả về sản lượng (+18%) và giá bán (+6%) so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 23,4% năm 2021 xuống 19,1% năm 2022 chủ yếu do giá mía nguyên liệu tăng cao hơn mức tăng giá bán đầu ra.

Mảng sữa đậu nành cải thiện nhẹ với 4.300 tỷ đồng doanh thu thuần (+5.5%) và 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+4,4%).

Năm 2023, VCBS dự phóng sản lượng đường RS của QNS tăng trưởng khả quan đạt 160.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ nhờ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu đáng kể.

Tuy nhiên, tỷ suất biên gộp của mảng đường sẽ tiếp tục giảm do chi phí mua mía năm 2023 đã được nâng lên mức 1,05 triệu đồng/tấn (+11% so với năm 2022) và giá đường khó có thể tăngmạnh (+ 2% so với cùng kỳ).

Theo ban lãnh đạo công ty, sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành trong 2023 ước tính đi ngang ở khoảng 270 triệu lít do triển vọng nhu cầu kém tích cực. Ở nửa sau năm 2023, VCBS ước tính LNG mảng sữa có thể hồi phục dần về mức 41% nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với hai quý đầu năm.

Tin Cùng Chuyên Mục