haroen Sirivadhanabhakdi sinh ra trong một gia đình gốc Hoa nghèo khó với 11 anh chị em vào năm 1944. Cha mẹ ông làm nghề bán hàng rong tại khu người Hoa China Town ở Bangkok. Năm 9 tuổi, ông phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình. Dù không được học cao, trên con đường lập nghiệp của mình, ông đã được nhiều đại học trao tặng bằng tiến sĩ danh dự, đồng thời được Hoàng gia Thái Lan nhiều lần vinh danh.
Việc không có trong tay bất cứ một tấm bằng nào chẳng thể ngăn cản Charoen Sirivadhanabhakdi tiến xa. Có một giai thoại kể lại câu chuyện vào năm 9 tuổi, ông đã biết cách bán những bộ trò chơi đồ hàng cho những người bạn đồng trang lứa. Dù câu chuyện trên có thật hay chỉ là bịa đặt, nó cũng phần nào phản ánh những phẩm chất quý giá mà sau này, người ta cũng phải thừa nhận rằng ông là một doanh nhân táo bạo, không ngại phải đối đầu với bất cứ một đối thủ nào, và đặc biệt, có tài “nhìn xa trông rộng”.
Theo thống kê của Forbes, hiện ông Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu khối tài sản trị giá 17,4 tỷ USD, đứng thứ tư trong danh sách những người giàu nhất Thái Lan. Khối tài sản “dưới ba người, trên hàng triệu người” này đến từ những khoản lợi nhuận từ doanh nghiệp sản xuất bia ThaiBev, cùng hàng loạt cái tên sừng sỏ trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư đa ngành,…mà Charoen giữ vai trò Chủ tịch.
Với tầm nhìn của mình, không phải đến lúc sắp bước sang tuổi 75, Charoen mới chuẩn bị cho quá trình nhường lại di sản cho những đứa con của mình. Ngay từ nhỏ, các con của ông đã phải tự làm những việc vặt trong nhà - điều vốn dĩ là nhiệm vụ của người giúp việc. Lớn lên, những người con của Charoen được cho theo học tại những ngôi trường hàng đầu thế giới như MIT, Havard, Cambridge,... và rồi quay trở về giúp sức cho cha mình, giống như cách nhiều gia đình tỷ phú Thái điều hành gia tộc.
"Ông luôn muốn tôi hỏi ý kiến trước về mọi việc, sau đó mới đưa ra quyết định cùng với sự tham khảo của các trợ lý".
- Wallapa Sirivadhanabhakdi, con gái của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi.
Con trai ông, Panote Sirivadhanabhakdi, đang nắm vai trò quan trọng trong Ủy ban Điều hành HĐQT Fraser & Neave Ltd (F&N). Thapana Sirivadhanabhakdi, con trai khác của ông, đang giữ chức Giám đốc điều hành ThaiBev, cô con gái Wallapa nắm trong tay Tập đoàn TCC Land.
rong quãng thời gian đầu sự nghiệp, ông đảm nhận công việc cung ứng hàng cho một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản suất đồ uống có cồn. Vị thế của Charoen trong ngành đồ uống bắt đầu trở nên vững chắc hơn khi ông có được quyền cung ứng hàng cho 15% thị trường, Lúc này, ông mới chỉ là chàng thanh niên 20 tuổi.
Năm 1985, Thái Lan bắt đầu "thả lỏng" hoạt động trong ngành đồ uống có cồn. Miếng bánh 85% phần còn lại của thị trường được đem ra đấu giá. Ở thời điểm đó, việc mua bán đòi hỏi hai điều kiện cơ bản. Thứ nhất, "tiền trao cháo múc", và thứ hai là ràng buộc phải có khả năng phục dậy 12 nhà máy sản xuất rượu trên khắp cả nước.
Dường như nhìn thấy trước tiềm năng vô hạn, Charoen đã quyết định vay ngân hàng số tiền 200 triệu đô, trở thành người sở hữu 100% thị trường. Doanh nghiệp Thai Charoen Corp (TCC) - với sự dẫn dắt của "thuyền trưởng" đã chứng minh được năng lực của mình. Năm 1987, TCC đóng 550 triệu đô tiền thuế cho chính phủ, chiếm 5% ngân sách của cả đất nước Thái Lan.
Năm 1991, TCC hợp tác cùng nhãn hiệu Đan Mạch Carlsberg, cùng nhau phân phối dòng bia này tới người dân Thái. Chỉ 2 năm sau, Charoen quyết định nhảy vào mảnh đất màu mỡ này bằng việc ra mắt dòng bia "Chang" (có nghĩa là "con voi" trong tiếng Thái). Bia Chang dự định sẽ đánh chiếm nhóm khách hàng lao động, những người thu nhập thấp.
Chỉ trong chưa đầy một năm, Chang phả luồng hơi nóng vào gáy Singha bằng việc đe doạ 90% thị phần. Năm 1999, trong một nỗ lực dường như là tuyệt vọng, Singha khởi kiện Chang. Nhờ những mối quan hệ của mình, Charoen chỉ bị cảnh báo nhẹ. Chang tiếp tục thắng thế ở các vùng nông thôn, nhờ vào giá thành rẻ, cùng nồng độ cồn cao, hấp dẫn người dân lao động hơn.
Cuộc chơi của vị tỷ phú Thái Lan không dừng lại ở đó. Dần dần, Charoen chinh phục sang lĩnh vực bất động sản, và cả những lĩnh vực đa ngành khác. "Đế chế” của Charoen đã hình thành thế kiềng 3 chân: ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli Jucker (BJC) hoạt động đa ngành và TCC Land về bất động sản. Trong đó, ThaiBev với thương hiệu Bia Chang được coi là nhà sản xuất bia lớn nhất tại Thái Lan do chính ông sáng lập. Còn BJC là tập đoàn đầu tư phân phối, tiếp thị và sản xuất có giá trị vốn hóa khoảng 90 tỷ baht (tương đương 2,8 tỷ USD), với 5 mảng kinh doanh chính, trong đó chủ yếu là kinh doanh đóng chai và phân phối, bán lẻ.
hiều ngày 18/12/2017, tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Bộ Công Thương tổ chức bán đấu giá cạnh tranh thành công 343,66 triệu cổ phiếu Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tương đương 53,59% vốn điều lệ. Kết quả đấu giá là Công ty THNN Vietnam Beverage đã mua gần trọn lô 343,66 triệu cp SAB (20.000 cp về tay một cá nhân).
Công ty TNHH Vietnam Beverage được thành lập ngày 6/10/2017, có trụ sở đặt tại Hà Nội với vốn điều lệ 682 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam sở hữu 100% vốn. Trong khi đó, Đầu tư F&B Alliance Việt Nam lại là đơn vị do Beerco Limited - công ty con của ThaiBev (doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi) sở hữu 49%.
Nhân dự Hội nghị cấp cao ACMECS 8 và CLMV 9 tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 6 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Charoen Sirivadhanabhakdi, Chủ tịch Tập đoàn ThaiBev, tập đoàn đang đầu tư vào Việt Nam
Ngày 29/12/2017, tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi thông qua các công ty con chuyển khoản gần 5 tỷ USD cho phía Việt Nam để hoàn tất thương vụ mua cổ phần nhà nước tại Sabeco.
Đây được xem là thương vụ M&A (sáp nhập) lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia châu Á, đứng trên cả thương vụ 4 tỷ USD hồi năm 2012 khi Heineken thâu tóm ABP - công ty sở hữu nhãn bia Tiger.
Để có tiền mua cổ phần Sabeco, ông phải đi vay của 7 ngân hàng, mỗi khoản vay trị giá 20 tỷ bath, tương đương 610 triệu USD, với kỳ hạn thanh toán 24 tháng. Ngoài ra, công ty con do tập đoàn này sở hữu 100% vốn là BeerCo, cũng đại diện vay thêm 1,95 tỷ USD thông qua các ngân hàng nước ngoài, sau đó cho Vietnam Beverage vay lại để trả tiền mua cổ phần và chi phí có liên quan.
Trước Sabeco, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi cũng không còn xa lạ gì với thị trường Việt Nam. Từ thời kỳ chưa có Internet, năm 1993, thông qua công ty con là TTC Land, ông đã đầu tư vào Việt Nam và hiện sở hữu 65% cổ phần khách sạn Melia Hà Nội, với doanh thu vài chục triệu USD mỗi năm. Ngoài khách sạn Melia, ông Charoen còn thông qua Công ty F&N, sở hữu nhiều bất động sản khác như cao ốc văn phòng Melinh Point Tower tại TP.HCM. Đầu năm 2016, thông qua Tập đoàn TCC Holdings, ông đã hoàn tất thương vụ thâu tóm hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam với hơn 879 triệu USD và đổi tên thành MM Mega Market.
Với việc nắm 53,59% sở hữu Sabeco, doanh nghiệp của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có đủ quyền hành để tham gia vào hầu hết các quyết định quan trọng. Cùng kinh nghiệm và tầm nhìn của mình, ông Charoen Sirivadhanabhakdi nói mục tiêu đầu tư vào Sabeco là làm sao thương hiệu này dẫn đầu thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Xem thêm các bài liên quan cùng định dạng: