Ngày pháp luật

Trung Quốc lập kỷ lục với công nghệ khoan đáy biển, dùng 'quái vật' có khả năng lặn sâu hơn 4.000 mét để đào kho báu

Vu Lam

Trung Quốc vừa đạt bước đột phá lớn trong công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản dưới biển sâu.

Chính quyền thành phố Thượng Hải cho biết cuộc thử nghiệm với Pioneer II, một cỗ máy được phát triển bởi Đại học Giao thông Thượng Hải (SJTU). Pioneer II đã hoàn thành 5 nhiệm vụ lặn và khai thác dưới đáy biển, trong đó là 1 lần lặn sâu kỷ lục ở độ sâu 4.102,8 mét, đánh dấu lần đầu tiên một phương tiện khai thác hạng nặng dưới biển sâu của Trung Quốc thử nghiệm ở độ sâu vượt 4.000 mét.

Các kỹ sư đang vận hành Pioneer II.
Các kỹ sư đang vận hành Pioneer II.

Theo Yang Jianmin, chủ tịch nhóm giáo sư tại SJTU và là trưởng nhóm khoa học của Pioneer II, cỗ máy đã hoàn thành 1 lần lặn mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp từ 22 đến 26/6 ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Cỗ máy này thu thập thành công hơn 200 kg mẫu khoáng chất khác nhau dưới biển sâu.

Pioneer II đã đi tiên phông đối với một số cải tiến được phát triển bởi Trung Quốc, bao gồm khả năng di chuyển dưới đáy biển sâu với tính cơ động cao, có thể đi trên các địa hình phức tạp, đồng thời khoan và khai thác nhiều loại khác sản dưới biển sâu.

Pioneer II chuẩn bị được đưa xuống đáy biển.  
Pioneer II chuẩn bị được đưa xuống đáy biển.  

Giáo sư Yang cho biết, trong khi tài nguyên khoáng sản dưới biển sâu thường được tìm thấy ở độ sâu từ 2.000 mét đến 6.000 mét, cuộc thử nghiệm cho thấy Pioneer II gần như có thể đạt đến độ sâu cần thiết để khai thác dưới đáy biển.

Khoáng chất được Pioneer II thu thập khi xuống biển sâu.  
Khoáng chất được Pioneer II thu thập khi xuống biển sâu.  

Một số chuyên gia nổi tiếng khác bao gồm Lin Zhongqin và Li Jiabiao đều là học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, và Li Maolin, giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về tài nguyên khoáng sản biển sâu, đã dành lời khen cho sự thành công với đợt thử nghiệm của Pioneer II. Các chuyên gia cho biết đây là bước tiến vững chắc khác đối với hoạt động thăm dò dưới biển sâu của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, thành tích này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ về kỹ thuật và thiết bị hơn đối với nghiên cứu khoa học biển sâu, thăm dò tài nguyên và bảo tồn môi trường.

Tham khảo CGTN

Tin Cùng Chuyên Mục