Người “nhóm lửa” thành công cho các doanh nghiệp
Từ hồi học Đại học, anh Dương Tiến Dũng đã nung nấu ước mơ sau này sẽ là người dẫn đường. Vì lẽ đó, anh đã theo học tại Học viện Hành chính Quốc gia, rồi sau đó anh tiếp tục không ngừng học tập để nâng cao trình độ, anh đã theo học Thạc sĩ tại Học viện Chính trị Khu vực 1. Đây là hai ngôi trường đào tạo rất chuyên sâu về nhân sự và quản lý, mang bản sắc và liên quan đến quản lý con người.
Trời phú cho anh sẵn có tố chất về quản lý, được đào tạo thêm về chuyên môn Quản trị nhân sự và Thạc sỹ Quản lý kinh tế, anh càng đam mê hơn với công việc mà mình đã lựa chọn. Gần 20 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo (ĐT), anh đã giúp cho rất nhiều sinh viên định hướng được công việc của mình sau khi ra trường và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, anh cũng hỗ trợ tư vấn, cố vấn cho rất nhiều DN tái cấu trúc lại công ty để vận hành trơn tru, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, đặc biệt tăng thu và giảm bớt khá nhiều chi phí để DN có lợi nhuận tốt hơn.
Thực tế, suốt thời gian qua, việc nâng cấp tư duy, trình độ quản lý của các DN là yêu cầu bức thiết, ngày càng được chú trọng. Chính vì lẽ đó, trào lưu ĐT, coaching ở Việt Nam phát triển khá mạnh. Mặt khác, sau khi tốt nghiệp, anh đã từng tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn nước ngoài, công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài nên mong muốn truyền đạt nó tới các DN, để vận hành và kinh doanh hiệu quả hơn.
Theo nhà đào tạo (NĐT) Dương Tiến Dũng: Có 3 vấn đề chính mà chúng ta cần học hỏi từ các DN nước ngoài: Thứ nhất là quản trị tài chính; Thứ hai là quy trình, nguyên tắc làm việc và thứ ba là tư duy và tính chủ động trong công việc. Cũng từ thực tế làm việc với DN nước ngoài, anh nhận thấy DN Việt chủ yếu thuộc dạng nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên chỉ sau 3 - 5 năm lại đi xuống, phá sản và lại thành lập mới bởi họ lãnh đạo, quản trị bản năng hơn là theo quy trình vì thiếu cái gốc. Trong khi đó, một DN muốn phát triển mạnh, phải dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó phải xây dựng một nền móng mạnh, nghĩa là năng lực nhà lãnh đạo, chất lượng nhân sự phải tốt, phải được đào tạo nâng cấp thường xuyên bài bản, theo đúng quy trình. Trong đó, yếu tố văn hoá DN là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, DN nhỏ và vừa thường nhận thức chưa sâu sắc văn hoá nên DN dễ bị “gẫy” ở giai đoạn nửa chừng. Không chỉ vậy, họ thường là công ty gia đình nên thiếu đi quy trình, đôi khi phá vỡ nguyên tắc trong quản trị cả về tài chính lẫn con người nên dễ xảy ra thất bại.
Anh luôn tự hào mình là người thẳng thắn, có trách nhiệm, thực chiến, truyền lửa cho các học viên là các chủ DN. Anh cho biết: Những điều anh ĐT cho DN vẫn là cách thức họ vận hành nhưng họ chưa biết sắp xếp cái nào trước, cái nào sau; Hoặc là thiếu quy trình đồng bộ, VD: Một nhân viên mới vào làm việc phải ĐT cho họ văn hoá DN trước; Thứ hai là ĐT về tầm nhìn và sứ mệnh; Thứ ba là giá trị cốt lõi của DN; Và thứ tư là quyền lợi và trách nhiệm của họ, đặc biệt là tương lai của họ đích đến cao nhất là gì đối với công ty, nhưng thực tế có những DN họ thiếu về cách sắp xếp thứ tự đó nên anh giúp họ sắp xếp lại cho phù hợp. Đặc biệt, anh giúp DN phát triển bằng cách dạy họ cách yêu thương, gắn kết, chia sẻ, hơn thế nữa các kỹ năng đối nhân xử thế giữa cán bộ, nhân viên với nhau, đồng nghiệp với đồng nghiệp và luôn tạo cho họ động lực coi DN là ngôi nhà thứ 2, là của mình để có sự cống hiến, hy sinh và cuối cùng là trách nhiệm với DN. Đó cũng chính là sự khác biệt của cá nhân anh so với các NĐT khác.
Với NĐT Ths.Dương Tiến Dũng: Tiền không phải là tất cả, bởi sứ mệnh của anh là trao đi giá trị cho mọi người. Anh luôn coi các DN khác như chính DN của mình, sẵn sàng cho đi các kinh nghiệm, kiến thức mà mình đã trau dồi, chắt lọc từ thực tế, cuộc sống. Đó là một tâm huyết trao gửi cho họ nhưng họ phải biết ghi nhận, trân trọng. Đó cũng là lý do, các học viên thường tự hào khi nói về anh: “Thầy là mảnh ghép cuối cùng của em cũng như DN em đang đi tìm”.
Thành công khi biết… cho đi!
Trong thời gian dịch bệnh, DN vô cùng khó khăn, nhưng đó cũng là giai đoạn chúng ta đo lường được “sức khoẻ” của DN. “Những DN không thực sự là DN khỏe mạnh mà họ dựa vào dòng tiền vay, huy động của nguồn lực tài chính lớn sẽ khó có thể duy trì trụ lại được, DN sẽ chết, bị đào thải. Và chu kỳ khủng hoảng tài chính này sẽ lặp lại khoảng 10 năm 1 lần. Cứ DN nào sống bằng tiềm lực tài chính huy động thì 90% sẽ chết sau 1 thời gian. Còn những DN chỉ dựa 50% vào đòn bẩy tài chính vẫn có thể tồn tại được. Trước thực trạng này, DN cần phải có hướng đi, giải pháp để tồn tại, phát triển trở lại khoảng 2 - 3 năm nữa” – Ths.Dương Tiến Dũng nhận định.
Theo anh, tại thời điểm này, họ phải làm 3 việc để vượt qua khó khăn, phát triển sau đại dịch: Thứ nhất, họ phải ĐT và nâng cấp lại toàn bộ từ cán bộ đến nhân viên để tập trung vào sức mạnh, Key của DN. Thứ hai, phải tập trung nâng cấp sản phẩm, chứ không nên phát triển quá nhiều sản phẩm. Và cuối cùng, việc DN cần phải làm là tập trung vào khâu dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo công thức 3 bước trước, trong và sau bán hàng 1 cách đúng, đủ, đều…
Để có được những thành công của ngày hôm nay, theo vị chuyên gia này: Phải luôn học hỏi và phải biết “cho đi”. Điều khác biệt ở anh là bất cứ DN nào gặp khó khăn, có nhu cầu và tìm đến anh, anh luôn sẵn sàng chia sẻ vô điều kiện. Từ sự tư vấn nhiệt tình và đi đúng, trúng vào trọng tâm của anh, rất nhiều DN đã tìm ra hướng đi, giải pháp và thay đổi bản thân, xoay chuyển và bắt nhịp để phù hợp hơn. Bản thân anh đầu tư vào rất nhiều DN, nhưng với kiến thức, sự nhạy bén, sáng tạo và bắt nhịp thời cuộc của mình nên dù khó khăn DN của anh vẫn có những thành công nhất định.
“Văn hoá DN chính là cốt lõi, quyết định sự trường tồn, sống còn của DN. DN nào không coi trọng văn hoá sớm hay muộn sẽ bị đứt gãy!”.