Ngày pháp luật

Tăng cường đề kháng cho người lớn tuổi: Giải pháp phòng ngừa các bệnh từ môi trường bên ngoài

Phong Vân

Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là giúp phát hiện và “tiêu diệt kẻ xâm lược” như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Một số yếu tố như thời tiết, ô nhiễm môi trường, căng thẳng và vệ sinh có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ miễn dịch.

Những mối nguy đối với hệ miễn dịch từ môi trường bên ngoài

Trong môi trường sống hiện đại, có nhiều con đường để mầm bệnh xuất hiện và gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Thời tiết thất thường khiến dễ lây lan bệnh truyền nhiễm: Buổi sáng, chiều tối có gió lạnh, buổi trưa nắng nóng là kiểu thời tiết thường gặp vào thời điểm cuối năm… Đây chính là điều kiện thuận lợi để khởi phát các bệnh cảm cúm, mắt đỏ, tiêu chảy cấp…

Có nhiều con đường để mầm bệnh xuất hiện và gây ảnh hưởng đến cơ thể
Có nhiều con đường để mầm bệnh xuất hiện và gây ảnh hưởng đến cơ thể

Ô nhiễm không khí khiến sức khỏe hô hấp suy giảm​: Sương mù và bụi mịn (khí thải ô tô, xe máy, nhà máy điện, khói…) không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn gây kích ứng đường hô hấp, khó thở, ho, thở khò khè, nguy cơ gây xuất hiện các cơn hen suyễn và đau tức ngực…

Ô nhiễm tiếng ồn khiến sức khỏe thần kinh suy yếu: Nhiều nghiên cứu ghi nhận việc tiếp xúc với tiếng ồn (tiếng xe cộ, công trường xây dựng, hoạt động công nghiệp) sẽ kích hoạt giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol, tăng nhịp tim, huyết áp và ức chế hoạt động hệ thống miễn dịch.

Khi lớn tuổi, tình trạng “lão hóa hệ miễn dịch” khiến sức đề kháng suy giảm về chức năng, cộng với một số bệnh lý, thiếu ngủ, hạn chế vận động, ăn uống kém… nên người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi tiếp xúc với các nguồn lây từ bên ngoài, dễ biến chứng nặng trong thời gian ngắn, có nguy cơ tử vong cao.

Không chủ quan trong việc tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi

Trên thực tế, ngoài sức đề kháng có sẵn từ khi sinh ra và bị suy yếu khi tuổi càng cao, mỗi người có thể tự tăng cường đề kháng từ các nguồn bên ngoài thông qua việc ăn uống, tập luyện và bảo vệ sức khỏe đúng cách.

Một chế độ sống khoa học cũng góp phần tăng cường sức đề kháng
Một chế độ sống khoa học cũng góp phần tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, vận động 20-30 phút/ngày thì người lớn tuổi có thể tăng đề kháng, miễn dịch thông qua các loại sữa, chế phẩm từ sữa. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung sữa non có thể phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp trên. Do đó, người lớn tuổi nên uống 2 ly sữa/ ngày có bổ sung sữa non như Värna Colostrum.

Värna Colostrum "sở hữu" liệu pháp “miễn dịch kép” từ sữa non gồm phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG đã được khoa học chứng minh là phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch của người lớn.

Värna Colostrum bổ sung sữa non cho người lớn, giúp tăng đề kháng nhanh
Värna Colostrum bổ sung sữa non cho người lớn, giúp tăng đề kháng nhanh

Thành phần Immunel chiết xuất trong sữa non có công thức độc quyền từ Sterling Mỹ đã được chứng minh có khả năng tối ưu hoá hoạt động của hệ miễn dịch chỉ sau 2 giờ sau khi sử dụng. Ngoài ra, Immunel còn giúp kích hoạt nhanh miễn dịch bẩm sinh, giúp cơ thể có vũ khí kịp thời “rà soát” và ngăn chặn sự tấn công của vi sinh vật từ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, Värna Colostrum Värna Colostrum còn chứa nhiều đạm đậu nành, chất béo thực vật, canxi, vitamin D3 cần thiết giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt; chứa thành phần protein chất lượng cao giúp tăng sức khoẻ cơ và xương; MUFA, PUFA giúp hỗ trợ hệ tim mạch; chất xơ và lợi khuẩn Bifidobacterium hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hoá…

Với công thức Colos Immunel được phát triển và nghiên cứu bởi NNRIS (Viện Nghiên cứu Dinh Dưỡng Nutifoood Thụy Điển) cùng thành phần Immunel độc quyền từ Sterling Mỹ, Värna Colostrum bổ sung hệ dưỡng chất kép từ sữa non và Immunel, được chứng minh lâm sàng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nhanh chỉ sau 2 giờ.

Sản phẩm không chứa gluten, thấp lactose và thấp cholesterol.

Khuyến cáo: Sử dụng cho người bệnh dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

* Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Hoàng Kim Tú – Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y dược TPHCM

Tin Cùng Chuyên Mục