Công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục (edtech) Việt Nam Marathon Education đã đem về 5,1 triệu USD (~ 124 tỷ VND) trong vòng tài trợ hạt giống do Vulcan Capital có trụ sở tại New York dẫn đầu.
Hồ sơ của Marathon Education với Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán Singapore (ACRA) cho thấy Vulcan Capital đã đóng góp 4 triệu USD trong vòng này. Các nhà đầu tư khác là Forge Ventures (400 nghìn USD), DSG Consumer Partners (250 nghìn USD), Goodwater Capital (100 nghìn USD) và Blowfish Ventures (100 nghìn USD).
Công ty cũng đã phân bổ cổ phần theo một thỏa thuận đơn giản cho vốn chủ sở hữu trong tương lai (SAFE) cho Y Combinator, Blowfish Ventures, Forge Ventures, iSeed SEA và các chủ sở hữu SAFE khác đã gia hạn chung 2 triệu USD theo thỏa thuận trước đó.
Với số tiền này, Marathon Education sẽ tăng cường tập trung vào phát triển sản phẩm vào năm 2023 để triển khai các khóa học lập trình, nâng cao dịch vụ công nghệ để cải thiện kết quả học tập của học sinh cả trong và ngoài các lớp học trực tiếp.
Marathon Education cũng sẽ tìm cách mở rộng các trung tâm trải nghiệm “trực tuyến đến ngoại tuyến” ra ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Nguồn vốn mới được cấp hơn một năm sau khi Marathon huy động được 1,5 triệu USD trong một vòng tiền hạt giống do công ty đầu tư mạo hiểm Forge Ventures (Singapore) dẫn đầu. Vòng này có sự tham gia của Venturra Discovery, iSeed SEA và các nhà đầu tư thiên thần chưa được tiết lộ.
Được thành lập bởi cựu CEO TPG Capital Phạm Đức và doanh nhân Trần Việt Tùng, Marathon tìm cách kết nối các gia sư với học sinh K-12 (từ mẫu giáo đến lớp 12) trên nền tảng của mình.
Việc các phụ huynh Việt Nam đầu tư mạnh vào giáo dục, đặc biệt là giai đoạn đầu hay K-12, đã tạo động lực đáng kể cho các công ty khởi nghiệp edtech trong nước.
Gần đây nhất, nền tảng học tập trực tuyến Edupia huy động được 14 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do công ty VC Jungle Ventures (Singapore) dẫn đầu.
Virtual Internships cũng công bố vào tháng trước rằng họ đã huy động được 14,3 triệu USD trong vòng Series A do nhà đầu tư công nghệ châu Âu Hambro Perks ký kết.
Trong khi đó, VUIHOC, một nền tảng giáo dục Việt Nam cung cấp chương trình giảng dạy toàn diện cho học sinh tiểu học đến lớp 12, gần đây đã huy động được 2 triệu USD trong vòng tài trợ tiền Series A.
Theo báo cáo của Ken Research, thị trường học tập điện tử ở nước ta dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD vào năm 2023, tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm khoảng 20,2% từ năm 2019 đến năm 2023.
Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 75% vào cuối năm 2023, từ mức khoảng 73% hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường edtech.