Ngày pháp luật

SoftBank bán 41 tỷ USD tài sản để mua lại cổ phiếu, trả bớt nợ

Selina Nguyễn (Theo Bloomberg)

(Doanhnhan.vn) – Masayoshi Son, tỷ phú đầu tư Nhật Bản cần đối mặt với sự thật về giá trị cổ phiếu của SoftBank đang lao dốc trên thị trường.

Chỉ 6 tuần trước, Chủ tịch Masayoshi Son đã thông báo về giá trị của SoftBank Group Corp và gạt bỏ quan điểm rằng ông sẽ bán cổ phần của mình tại Alibaba sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vì dịch covid-19 vừa qua.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Trong một thông báo bất ngờ được phát đi ngày 23/3 vừa qua, tập đoàn SoftBank của Nhật cho biết họ có kế hoạch bán hoặc huy động tài sản lên tới 4,5 nghìn tỷ yên (khoảng 41 tỷ USD) tài sản để mua lại cổ phiếu quỹ và trả bớt nợ.

Trên thực tế, đây là thương vụ bán tống cổ phiếu của tập đoàn công nghệ Nhật Bản, là động thái chưa từng có nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán đang lao dốc và các quỹ đầu tư không chi mạnh tay do ảnh hưởng của đại dịch covid-19.

Các kế hoạch của tập đoàn công nghệ Nhật Bản được đưa ra có liên quan trực tiếp đến việc siết chặt tài chính của công ty và Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) 100 tỷ USD của Son ghi nhận hai quý liên tiếp thua lỗ sau những khoản đầu tư thất bại vào lĩnh vực công nghệ, cùng với đó là ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19. Chính những tác động này đã kìm hãm giá cổ phiếu của SoftBank.

Trong khi đó, ông chủ Paul Singer của Quỹ đầu tư Elliott Management đang hối thúc SoftBank mua lại khoảng 20 tỷ USD cổ phiếu, gây áp lực rất lớn khiến tập đoàn phải tăng cổ tức. Elliott Management cũng sẽ bán 45% cổ phần tại SoftBank.

SoftBank bán 41 tỷ USD tài sản để mua lại cổ phiếu, trả bớt nợ - Ảnh 1

Sự hợp tác giữa tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son với tập đoàn Alibaba

Giá cổ phiếu giảm mạnh

Cổ phiếu của Alibaba giảm 21%. Cổ phiếu SoftBank hôm 23/3 đóng cửa tăng gần 19%, nhưng vẫn giảm 33% kể từ đầu năm đến nay.

Ban đầu, SoftBank dự kiến chi 500 tỷ yên mua lại cổ phiếu quỹ do các nhà đầu tư hoài nghi với triển vọng phát triển của tập đoàn. Ngoài việc mua lại cổ phần, số tiền SoftBank dự kiến huy động được để trả nợ, mua lại trái phiếu và tăng dự trữ tiền mặt. Những toan tính này cho thấy Son vẫn có niềm tin kiên định vào tập đoàn.

Sự lạc quan cần thiết

SoftBank dự kiến tiến hành bán bớt tài sản trong 4 quý tới. “Điều này sẽ cho phép chúng tôi củng cố bảng cân đối kế toán và giảm nợ đáng kể”, tỷ phú Masayoshi Son khẳng định, mặc dù không đề cập nội dung bán tài sản cụ thể.

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng SoftBank vận tự tin có thể bán cổ phần của mình tại hai nhà mạng lớn của Mỹ, thậm chí là cả gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba.

Trước đây, Masayoshi Son từng giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mình xuống 25% trong một giao dịch phức tạp trước khi SoftBank thâu tóm hãng thiết kế chip di động Arm vào năm 2016.

SoftBank bán 41 tỷ USD tài sản để mua lại cổ phiếu, trả bớt nợ - Ảnh 2

 

Thông cáo hôm 23/3 của SoftBank cũng chỉ rõ khoản chênh lệch giữa vốn hóa thị trường và giá trị tài sản của tập đoàn này đã tăng kỷ lục 73% trong tuần trước.

Đây là lời cảnh báo và các nhà đầu tư chắc chắn rất lo ngại, dù biết tỷ phú Masayoshi Son của tập đoàn SoftBank đã nỗ lực tinh gọn danh mục đầu tư trong thời gian gần đây. 

Các phương án tài chính của SoftBank bị thu hẹp đáng kể do các ngân hàng tại Nhật Bản áp dụng hạn mức cho vay nội bộ đối với tập đoàn này. Tháng trước, SoftBank đã thế chấp gần 1/3 cổ phần của công ty viễn thông SoftBank Corp để huy động 4,5 tỷ USD từ 16 tổ chức tài chính.

Dù Masayoshi Son có lạc quan nhưng giá cổ phiếu ủa SoftBank thời gian qua đã giảm đáng kể do các nhà đầu tư hoài nghi về triển vọng trong việc đầu tư vào công nghệ của tập đoàn sau những thất bại với các startup công nghệ như WeWork và Uber. Vì vậy, nếu Masayoshi Son thực sự muốn thực hiện kế hoạch huy động tài sản trị giá 41 tỷ USD này, thì phải đối mặt với sự thật và chấp nhận buông bỏ một số cổ phần của mình tại Alibaba.

Tin Cùng Chuyên Mục