Ngày pháp luật

Những ngày bận rộn nhất trong năm của làng lá dong Tràng Cát

Theo Tiền Phong

Thôn Tràng Cát (xã Thanh An, Thanh Oai, Hà Nội) được biết đến là thủ phủ lá dong của Hà Nội, với những vườn trồng lá dong tập trung, có sản lượng lá dong nhiều nhất thủ đô.

Làng Tràng Cát nổi tiếng với nghề trồng lá dong từ hàng trăm năm nay. Lá dong của làng phục vụ nhu cầu gói bánh chưng trong dịp tết và gói bánh, gói xôi quanh năm cho khu vực Hà Nội. Ở Tràng Cát, gần như nhà nào cũng trồng dong, nhà ít vài thước, nhà nhiều cả mẫu. Cận tết, màu xanh lá dong tràn ngập đường làng.

Trên thực tế, lá dong có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có một mùi thơm cũng như đặc điểm riêng biệt. Lá dong Tràng Cát được biết đến vì lá bầu, rộng bề ngang, xanh, mỏng và dẻo hơn cả lá dong rừng, khi luộc bánh chưng bánh rất xanh và đẹp nên cho đến nay những chiếc lá dong nơi đây vẫn được mọi người yêu thích và luôn có giá cao.
Trên thực tế, lá dong có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có một mùi thơm cũng như đặc điểm riêng biệt. Lá dong Tràng Cát được biết đến vì lá bầu, rộng bề ngang, xanh, mỏng và dẻo hơn cả lá dong rừng, khi luộc bánh chưng bánh rất xanh và đẹp nên cho đến nay những chiếc lá dong nơi đây vẫn được mọi người yêu thích và luôn có giá cao.
PTheo tiết lộ của người dân, cây dong phát triển tốt, đặc biệt là do Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua, khí hậu rất thích hợp.
PTheo tiết lộ của người dân, cây dong phát triển tốt, đặc biệt là do Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua, khí hậu rất thích hợp.
Ông Trịnh Văn Liễu (58 tuổi), một hộ dân trồng dong tại Tràng Cát chia sẻ: "Trồng dong có 2 kiểu, một là dồn hết cho vụ tết, kéo dài trong khoảng nửa cuối tháng chạp. Nếu trồng theo cách này, trong năm người dân chỉ tỉa lá xấu, bé bán cho người có nhu cầu gói xôi, gói quà bánh. Đến cuối năm, những cây dong cao quá đầu người chỉ còn lại những lá to, đẹp để phục vụ tết nên giá rất cao. Kiểu còn lại là cứ 3 tháng thu hoạch một lần, cây chỉ cao ở mức ngang hông, lá không quá to và giá bán cũng rẻ hơn so với loại lá đẹp nói trên".
Ông Trịnh Văn Liễu (58 tuổi), một hộ dân trồng dong tại Tràng Cát chia sẻ: "Trồng dong có 2 kiểu, một là dồn hết cho vụ tết, kéo dài trong khoảng nửa cuối tháng chạp. Nếu trồng theo cách này, trong năm người dân chỉ tỉa lá xấu, bé bán cho người có nhu cầu gói xôi, gói quà bánh. Đến cuối năm, những cây dong cao quá đầu người chỉ còn lại những lá to, đẹp để phục vụ tết nên giá rất cao. Kiểu còn lại là cứ 3 tháng thu hoạch một lần, cây chỉ cao ở mức ngang hông, lá không quá to và giá bán cũng rẻ hơn so với loại lá đẹp nói trên".
Người dân Tràng Cát thường trồng theo cách đầu tiên vì muốn tập trung nguồn thu từ lá dong cho dịp Tết. Tính trung bình, mỗi sào (Bắc Bộ) lá dong, có thể cho thu nhập từ khoảng 15 - 20 triệu đồng, đủ cho các gia đình có một cái tết tươm tất.
Người dân Tràng Cát thường trồng theo cách đầu tiên vì muốn tập trung nguồn thu từ lá dong cho dịp Tết. Tính trung bình, mỗi sào (Bắc Bộ) lá dong, có thể cho thu nhập từ khoảng 15 - 20 triệu đồng, đủ cho các gia đình có một cái tết tươm tất.
Những ngày bận rộn nhất trong năm của làng lá dong Tràng Cát - Ảnh 1
Toàn thôn có hiện hơn 300 hộ trồng lá dong, với diện tích hàng chục hecta. Từ mùng 10 tháng Chạp, nhiều gia đình bắt đầu thu hoạch phục vụ Tết Nguyên đán và cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước. Mỗi vườn lá dong có thể thu hoạch hơn ba vụ trong năm, nhưng nhộn nhịp nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Những loại lá dong có bề rộng 25 - 35cm, dài 50 - 60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng được thị trường ưa chuộng.
Toàn thôn có hiện hơn 300 hộ trồng lá dong, với diện tích hàng chục hecta. Từ mùng 10 tháng Chạp, nhiều gia đình bắt đầu thu hoạch phục vụ Tết Nguyên đán và cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước. Mỗi vườn lá dong có thể thu hoạch hơn ba vụ trong năm, nhưng nhộn nhịp nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Những loại lá dong có bề rộng 25 - 35cm, dài 50 - 60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng được thị trường ưa chuộng.
Theo anh Nguyễn Kim Điệp - Chủ vườn lá dong chia sẻ: "Vào vụ chính sẽ bắt đầu vào dịp giáp Tết, từ ngày Rằm tháng Chạp là người dân đã thu hoạch lá đến Tết. Dịp này sẽ cắt hết luôn để dịp ra Giêng sẽ ra lá mới, lá dong sau một vụ thu hoạch giống như cây tre sẽ mọc và phát triển thành từng khóm và không phải trồng lại".
Theo anh Nguyễn Kim Điệp - Chủ vườn lá dong chia sẻ: "Vào vụ chính sẽ bắt đầu vào dịp giáp Tết, từ ngày Rằm tháng Chạp là người dân đã thu hoạch lá đến Tết. Dịp này sẽ cắt hết luôn để dịp ra Giêng sẽ ra lá mới, lá dong sau một vụ thu hoạch giống như cây tre sẽ mọc và phát triển thành từng khóm và không phải trồng lại".
Những ngày bận rộn nhất trong năm của làng lá dong Tràng Cát - Ảnh 2
Sau khi lá dong được mang về nhà sẽ có người phân loại, thông thường lá dong được chia ra thành 3 loại, tàu lá 25cm là loại 1, tàu lá 20cm là loại 2, còn loại 3 chỉ có 10cm. Để gói một chiếc bánh chưng phải là loại lá có bản to từ 20cm trở lên, còn loại 3 chỉ để gói những loại bánh nhỏ.
Sau khi lá dong được mang về nhà sẽ có người phân loại, thông thường lá dong được chia ra thành 3 loại, tàu lá 25cm là loại 1, tàu lá 20cm là loại 2, còn loại 3 chỉ có 10cm. Để gói một chiếc bánh chưng phải là loại lá có bản to từ 20cm trở lên, còn loại 3 chỉ để gói những loại bánh nhỏ.
Lá dong sau khi được phun rửa sạch sẽ để phơi khô ráo nước rồi bó lại từng bó chờ thương lái đến mua hoặc tự vận chuyển đến những nơi cần tiêu thụ. Theo người dân ở đây, lá sau khi cắt để được 20 ngày, mỗi ngày tưới một ít nước. Hiện tại các gia đình trong thôn phần lớn là cắt lá dong ở vườn về rồi xếp loại, bó thành từng bó nhỏ với số lượng 100 lá. Thời điểm đầu vụ, giá dao động từ 100.000 đến 120.000 đồng/100 lá tùy thuộc vào to hay nhỏ.
Lá dong sau khi được phun rửa sạch sẽ để phơi khô ráo nước rồi bó lại từng bó chờ thương lái đến mua hoặc tự vận chuyển đến những nơi cần tiêu thụ. Theo người dân ở đây, lá sau khi cắt để được 20 ngày, mỗi ngày tưới một ít nước. Hiện tại các gia đình trong thôn phần lớn là cắt lá dong ở vườn về rồi xếp loại, bó thành từng bó nhỏ với số lượng 100 lá. Thời điểm đầu vụ, giá dao động từ 100.000 đến 120.000 đồng/100 lá tùy thuộc vào to hay nhỏ.
Theo người dân nơi đây, cây dong trồng một lần thì thu hoạch được mãi. Cứ cắt lá cũ đi lá mới lại trồi lên, năm này qua năm khác. Với mỗi người dân làng Tràng Cát, loại lá này đã trở thành biểu tượng và thương hiệu, niềm tự hào mỗi khi nhắc về quê hương.
Theo người dân nơi đây, cây dong trồng một lần thì thu hoạch được mãi. Cứ cắt lá cũ đi lá mới lại trồi lên, năm này qua năm khác. Với mỗi người dân làng Tràng Cát, loại lá này đã trở thành biểu tượng và thương hiệu, niềm tự hào mỗi khi nhắc về quê hương.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục