Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế

Hương Trang

Hội Sinh vật cảnh – SVC Việt Nam là một trong rất ít Hội xã hội nghề nghiệp được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thành lập, năm 2024, Hội tròn 35 tuổi. Sự ra đời rất sớm của tổ chức hội đã phần nào thể hiện tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội, kinh tế to lớn của lĩnh vực này.

Từ một thú chơi tao nhã, đậm nét văn hóa, nghệ thuật, ngày nay, SVC đã trở thành một ngành kinh tế với sự lớn mạnh về quy mô, phong phú về sản phẩm. Hoạt động Hội và những đóng góp của phong trào SVC đã và đang góp sức chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nông nghiệp, tạo việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thay đổi diện mạo nông thôn, xây dựng đô thị, khu dân cư văn minh, xanh, sạch, đẹp... Hội SVC Việt Nam đang tích cực hướng tới, chinh phục mục tiêu phát triển ngành kinh tế SVC.

Đề cập tới vị thế, vai trò, quy mô hoạt động Hội SVC Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng Hội SVC Việt Nam cho biết: "Nói đến SVC, người ta thường hay nghĩ đến các yếu tố động, thực vật được nuôi, trồng làm cảnh. Hiểu cho đầy đủ lĩnh vực SVC, phải gồm các thực thể động, thực vật được nuôi, trồng làm cảnh (cây cảnh, hoa cảnh, động vật cảnh) và các vật cảnh khác do thiên tạo, nhân tạo, được sưu tầm, chế tác, tạo dựng với mục đích làm cảnh, làm đẹp. Rộng hơn nữa, sinh vật cảnh còn bao gồm không gian, cảnh quan, môi trường, nó hiện hữu, sống động, gắn bó mật thiết với cuộc sống, sinh hoạt của con người. Như vậy, SVC là các yếu tố, thực thể luôn gắn liền với đời sống xã hội, có mặt, tham gia vào mọi cung bậc của đời sống xã hội. SVC góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp, đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Xã hội càng phát triển, đời sống, thu nhập càng cao, nhu cầu sử dụng, sở hữu các sản phẩm SVC càng phát triển".

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 1

tổ chức Hội có quy mô hoạt động cả nước, Hội SVC Việt Nam đã và đang phát triển, không ngừng lớn mạnh về tổ chức, hội viên và phong trào. Ở Trung ương, bộ phận Thường trực Hội đảm nhận vai trò lãnh đạo, tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động, kết nối với Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương; Thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban Chấp hành và Lãnh đạo hội là các Hội đồng tư vấn, Ban chuyên môn (Ban cây cảnh, hoa cảnh; Ban Đá cảnh, gỗ lũa nghệ thuật; Ban chim cảnh, vật nuôi cảnh; Ban Kiến trúc cảnh quan; Ban khoa học công nghệ; Ban kinh tế sinh vật cảnh) và các đơn vị trực thuộc (Văn phòng; Tạp chí in và điện tử; Trung tâm Bảo tồn, phát triển SVC; Trung tâm Khoa học, m¬ thuật SVC; Trung tâm Hỗ trợ, chuyển giao khoa học, công nghệ và phát triển nông thôn; Công ty Dịch vụ và tổ chức sự kiện Skyline; Câu lạc bộ (CLB) Hoa Nhài Việt Nam; CLB Bonsai phố cổ Hà Nội; các CLB Chim cảnh, Gà cảnh). Hiện Hội đang xúc tiến thành lập Viện kiến trúc cảnh quan và môi trường; Các Trung tâm giới thiệu, trưng bày SVC khu vực; CLB Hoa Mai vàng; CLB Đá cảnh, Đá Suiseki...

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 2

Tại các tỉnh, thành phố, có các tổ chức hội thành viên. Đến nay, có 57/63 tỉnh, thành phố có Hội SVC cấp tỉnh; Hơn 350 tổ chức hội cấp huyện, thị xã; Gần 4.000 tổ chức hội cấp xã, phường, thị trấn; Trên 400 câu lạc bộ; Hơn 4.600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh; Hơn 11.000 nhà vườn, hơn 100 làng nghề SVC. Số hội viên thường xuyên sinh hoạt trên 500.000 người với đủ các thành phần giai cấp, lứa tuổi, cư trú khắp mọi vùng, miền của đất nước.

Về lĩnh vực ngành nghề, theo Nghị định số 52/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, SVC thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Sản xuất, kinh doanh SVC là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã có sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo phát triển toàn diện, bền vững đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đó chính là thời cơ, điều kiện để phát triển tổ chức Hội và phong trào SVC toàn diện, bền vững, đa dạng sản phẩm.

SVC là một lĩnh vực rất rộng và mang ý nghĩa nhân văn và kinh tế. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Như đã nói ở trên, SVC bao hàm nhiều nhóm ngành, nhiều sản phẩm, rất phong phú, đa dạng về chủng loại. SVC gắn bó, đồng hành với cuộc sống con người. SVC đã trở thành món ăn tinh thần, một nét văn hóa của xã hội.

Theo quy định của Nhà nước, SVC là một trong các ngành nghề nông nghiệp. Sản xuất, kinh doanh SVC là hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. SVC bị chi phối, điều chỉnh bởi định hướng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam và xu thế, định hướng phát triển kinh tế SVC. Tuy nhiên, phong trào SVC và sản phẩm SVC chủ yếu được tạo ra tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn, gắn với đời sống, sinh hoạt của gần 70% dân số cả nước, họ là nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nhưng cũng là các cư dân nông thôn, là nông dân. Vì vậy, thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, phát triển SVC toàn diện, bền vững cũng chính là việc thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nông dân thông minh, nông thôn văn minh, làm giàu đẹp quê hương, đất nước. SVC góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú về truyền thống văn hóa, phản ánh mức độ phát triển của đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 3

Trong những năm gần đây, SVC đang từng bước trở thành ngành kinh tế với các sản phẩm đặc hữu. Dịp Lễ, Tết, sản phẩm cây cảnh, hoa cảnh có thị trường rất sôi động, giá trị rất cao. Một chậu hoa tươi làm quà tặng có thể có giá trị từ 500.000 đồng đến hàng chục triệu đồng. Một cây bonsai, tùy kích cỡ, dáng, thế, có giá tiền triệu, đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Người làm nghề trồng hoa, cây cảnh, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích cao gấp 10 đến 20 lần so với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống... Không chỉ sản phẩm cây cảnh, hoa cảnh có giá trị cao, các sản phẩm đá cảnh, đá phong thủy, đá m¬ nghệ, gỗ lũa nghệ thuật, chim cảnh, cá cảnh, vật nuôi, thú cưng cảnh… đều là những sản phẩm có giá trị, mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 4

Minh chứng về giá trị, hiệu quả của SVC là tại các làng nghề, vùng sản xuất, kinh doanh SVC không có hộ nghèo, nhiều hộ khá, hộ giàu. Đến các nhà vườn, làng nghề SVC, như lạc vào khu du lịch, cảnh quan xanh, đẹp, không khí trong lành. Có người còn ví SVC là liều thuốc dưỡng sinh.  Từ hiệu quả của ngành, nghề SVC, nhiều địa phương đã coi SVC là tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, xã hội, từ đó ban hành các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển cây cảnh, hoa cảnh, nhà vườn, làng nghề, sản phẩm có thương hiệu. Thực sự SVC đang góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn minh, bảo vệ môi trường sinh thái. Gần đây, nhiều mô hình phát triển nhà vườn, làng nghề SVC gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn bước đầu đã mang lại những kết quả đáng phấn khởi. Một số nhà vườn, làng nghề SVC phát triển du lịch dịch vụ rất tốt, thu hút rất đông khách thăm quan và giới sinh vật cảnh đến thưởng ngoạn, trao đổi kinh nghiệm. Phía Bắc có Khu du lịch, dịch vụ sinh thái Dũng Tân (thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên); Làng nghề xã Điền Xá (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định); Làng nghề Tây Tựu, Tứ Liên, Nhật Tân (TP.Hà Nội); Làng nghề Phụng Công (Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)… Đồng bằng sông Cửu Long có làng nghề Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), làng nghề Chợ Lách (tỉnh Bến Tre)...

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 5

SVC có ý nghĩa và giá trị văn hóa, kinh tế vô cùng lớn, nhưng dường như nhận thức về vị trí, hoạt động SVC vẫn chưa được đánh giá đúng tầm. Với chức năng của mình, Hội SVC Việt Nam đã và sẽ làm gì để lĩnh vực này phát triển theo toàn diện, bền vững, hiệu quả, thưa ông?

Nhiệm kỳ khóa VII (2022 - 2026), trước các đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn, Hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động. Nội dung sửa đổi quan trọng nhất là đổi mới về nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về vị trí, vai trò của Hội, về xác định lĩnh vực ngành nghề và định hướng phát triển kinh tế SVC. Nghị quyết của Đại hội và Chương trình hoạt động toàn khóa, Ban Chấp hành Hội SVC Việt Nam tập trung vào ba nhiệm vụ: Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về vị trí, vai trò tổ chức Hội; Kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động Hội; Xây dựng ngành kinh tế sinh vật cảnh. Bám sát các nhiệm vụ đó, năm 2023, Hội đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đồng bộ, đạt được những kết quả cụ thể:

Thứ nhất, về tổ chức: Một mặt tích cực kiện toàn tổ chức Hội tại Trung ương, tập trung cho các Ban, Hội đồng chuyên môn, đơn vị trực thuộc; Tích cực vận động, kết nạp hội viên tổ chức; Tăng cường hoạt động phối hợp, liên kết. Mặt khác chủ động phối hợp đánh giá các vướng mắc, hạn chế về tổ chức, hoạt động Hội tại địa phương, từ đó đề xuất với Ban Chấp hành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các Hội SVC tỉnh, thành phố để có giải pháp bổ sung, kiện toàn; Quan tâm phát triển tổ chức Hội tại một số địa phương chưa có tổ chức Hội, hoặc hoạt động yếu; Hỗ trợ, động viên các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế SVC để xây dựng các mô hình, tổ chức các hoạt động phù hợp; Lựa chọn nội dung, tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn về phát triển SVC tại địa phương, khu vực...

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 6

Thứ hai, về phương thức hoạt động: Hội quan tâm động viên, khai thác trình độ, kinh nghiệm các nhà khoa học, uy tín, tay nghề của chuyên gia, nghệ nhân để tổ chức một số hoạt động chuyên đề; Tích cực vận động, thành lập mới một số mô hình CLB chuyên ngành. Tháng 6/2023, CLB Hoa Nhài Việt Nam được thành lập với 80 hội viên, hàng trăm tác phẩm hoa Nhài bonsai có giá trị tại các nhà vườn nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Xa xưa, hoa Nhài chỉ để thưởng thức hương vị, giờ đây, hoa Nhài là loài dược liệu quý, là cây cảnh có giá trị cao (có cây hoa Nhài được trả giá tới hàng trăm triệu đồng). Tháng 10/2023, CLB bonsai phố cổ Hà Nội được thành lập, mở ra một xu thế, lối chơi mới, phong cách SVC của chốn phồn hoa đô thị, đất chật, người đông, không gian nhỏ hẹp. Giá trị của các tác phẩm bonsai, hoa cảnh mi ni không hề nhỏ. CLB này đang hướng tới các đối tượng hội viên, khách hàng trẻ tuổi, dân công sở, các khu đô thị, nhà liền kề, chung cư. Đây là một xu hướng phát triển SVC mới, có nhiều tiềm năng trong trào lưu phát triển đô thị hoá mạnh mẽ.

Hiện tại, Hội SVC Việt Nam đang phối hợp với các địa phương xúc tiến thành lập các CLB Mai vàng, đá cảnh, đá Suiseki, Gà chọi dân gian; Thành lập một số Trung tâm giới thiệu, trưng bày sản phẩm SVC tại các khu vực Bắc Bộ, miền Trung - Tây Nguyên, Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Hội đang quan tâm phát triển lĩnh vực SVC gắn với kiến trúc cảnh quan, du lịch, dịch vụ, đào tạo nguồn lực, lai tạo giống, xuất nhập khẩu...

Thứ ba, đổi mới trong chỉ đạo, phối hợp tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm: Từ kinh nghiệm tổ chức các triển lãm lớn với quy mô toàn quốc (tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, năm 2018); Triển lãm, trưng bày phục vụ Đại lễ Vesak - Liên Hợp quốc, năm 2019 (tại Chùa Tam Chúc, Hà Nam); Triển lãm và hội thi Bonsai - Suiseki châu ¡, Thái Bình Dương lần thứ 15 (do Hội SVC Việt Nam đăng cai, tổ chức (tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh, năm 2019); Triển lãm và hội thi SVC khu vực miền Trung - Tây Nguyên mở rộng năm 2023 (tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, năm 2023). Hội cũng chủ động phối hợp, hướng dẫn trên 25 tỉnh, thành phố tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày, hội thi SVC trong năm 2023.

Nhà lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam: Chinh phục các mục tiêu phát triển kinh tế - Ảnh 7

Thứ tư, tiếp tục chủ động, tăng cường hoạt động phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương để tổ chức một số hoạt động: Tham gia hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn phản biện xã hội, góp ý kiến sửa đổi Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai, Luật Thi đua khen thưởng; Sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội...

Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực SVC: Hội đã đề xuất, được các Bộ, ngành Trung ương đồng ý, Hội đã tổ chức lễ  ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác với Quỹ phát triển cảnh quan, môi trường Hàn Quốc. Đây là một sự kiện có ý nghĩa mở ra hướng đi mới về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cảnh quan, bảo vệ môi trường và phát triển SVC với các quốc gia có tiềm năng, kinh nghiệm thành công.

 

Những thành công bước đầu từ hoạt động Hội năm 2023 chắc chắn sẽ tạo tiền đề tốt, năng lượng tích cực cho sự đổi mới, phát triển toàn diện, bền vững của Hội SVC Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin Cùng Chuyên Mục