Sáng ngày 4/4/2016, phiên tòa xét xử vụ chìm tàu Thảo Vân 2 trên sông Hàn khiến 3 nạn nhân tử vong, tiếp tục làm việc với phiên xét xử bị cáo Lê Sáu, nguyên Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng
Cáo trạng tuy tố, thời điểm trên giữ chức Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng, người điều hành trực tiếp hoạt động của Cảng. Thế nhưng, Sáu đã thiếu trách nhiệm, không triểm tra, xử lý nghiêm phương tiện tàu Thảo Vân 2 hoạt động trái phép giữ năm 2015 đến tháng 6/2016.
Mặc khác, từ ngày 2/6/2016, Sở GTVT TP. Đà Nẵng đã tổ chức họp chỉ đạo lai dắt tàu Thảo Vân 2 về neo đậu, quản lý tại Trạm Biên phòng không cho hoạt động nhưng Lê Sau tổ chức không triệt để “du di” cho tàu này hoạt động trái phép. Đêm ngày 4/6/2016, Lê Sáu cũng không tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm tàu Thảo Vân 2 dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Ngay từ khi công bố tội danh, Lê Sáu đã khẳng định, CQĐT và cáo trạng của VKS đã truy tố không đúng tội danh.
Trong phiên xét hỏi, Lê Sáu liên tục nói đi nói lại “bị cáo đã làm hết trách nhiệm của mình”.Bị cáo Sáu cho rằng, dù với chức vụ Giám đốc Cảng vụ Đà Nẵng nhưng bị cáo không thể chỉ đạo được các đơn vị khác, chỉ yêu cầu hỗ trợ.
“Bị cáo chỉ có vai trò như đầu mối giữa các đơn vị liên quan. Khi Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng giao nhiệm vụ cho cảng vụ, chỉ giao miệng, không có văn bản nên không có cơ sở pháp lý để làm việc”, bị cáo Sáu nói.
Cũng lời bị cáo Sáu, nhiệm vụ chỉ được anh Thuận (Bùi Thanh Thuận- PGĐ Sở GT-VT) chỉ đôn đốc bằng điện thoại. Thời gian qua, Cảng vụ chỉ có 8 người nhưng thực hiện quản lý một khối lượng công việc “khủng” với 24 tàu, 1 ngày đêm đón hơn 1.000 lượt khách.
Bị cáo Lê Sáu liên tục nói: “Mong HĐXX xem xét lại vì nhân viên Cảng vụ đã làm hết năng lực với khối lượng công việc được giao như trên. Nhân lực và cơ sở vật chất, công việc trên được Cảng vụ báo lên Sở GTVT, Sở báo lên Thành ủy đều nắm rõ, nhưng biên chế chỉ cho mức như vậy”.
Luật sự bào chữa cho bị cáo đặt thêm câu hỏi, việc không nhận tội với việc không kêu oan trong suốt quá trình có phải mâu thuẫn?. Bị cáo Sáu cho rằng, trách nhiệm làm rõ tội danh của mình thuộc về Cơ quan có thẩm quyền. Tại phiên tòa xét xử công khai, khi HĐXX đặt câu hỏi, bị cáo mới phản biện.
Đặc biệt, về trách nhiệm của mình, Lê Sáu nhấn mạnh, Cảng vụ chỉ mới trạng bị quyền hạn cấp phép tàu vào cảng chứ chưa có phương tiện hỗ trợ trong phát hiện, xử lý vi phạm. Thậm chí, để ra được nơi neo đậu xử lý, phải đi vòng hơn 500m.
Được biết, tàu Thảo Vân 2 được hoán cải từ tàu cá, chỉ được phép vẫn chuyển 28 người. Tàu không có giấy phép hoạt động, không được cấp lệnh xuất bến. Năm 2014, Thảo Vân 2 đã từng bị lật trên Sông Hàn nhưng may mắn không xảy ra thương vong.
Tối ngày 4/6/2016, tàu ĐNa 0016 chở 56 hành khách từ cầu Thuận Phước và hướng về cầu Rồng, đến vị trí cách bờ sông đường Bạch Đằng 200 mét, bất ngờ tàu chao đảo, nghiêng hẳn về bên trái rồi lật úp. Vụ việc khiến 3 nạn nhân gồm: Phạm Tấn Cương (SN 1970, ngụ TP. Quy Nhơn, Bình Đinh), 2 chị em ruột Trịnh Kim Phượng (SN 2009), Trịnh Huy Hoàng (SN 2011) đi cùng ba mẹ ngụ tại TP. Bắc Cạn, tỉnh Bắc Cạn) tử vọng.
4 bị cáo liên quan bị truy tố gồm: Lê Công Chí (ngụ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà), thuyền trưởng tàu Thảo Vân 2 bị truy tố tội: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy; Võ Quốc Hùng (SN 1972, ngụ phường Hải Châu 1, quận Hải Châu), chủ tàu Thảo Vân 2 và Nguyễn Ngọc Quân (ngụ 126 Trần Phú, quận Hải Châu), người trực tiếp bán vé, hướng dẫn và giới thiệu khách lên tàu Thảo Vân 2 bị truy tố hành vi Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn; Lê Sáu (ngụ phường Thanh Bình, quận Hải Châu), nguyên Giám đốc Cảng vụ Đà Nẵng bị truy tố vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.