Ngày pháp luật

Người nhà lãnh đạo CII mua 30.000 cổ phiếu mà chưa đăng ký

An Chi

Bà Nguyễn Thị Huyền Sương - vợ ông Lưu Hải Ca, thành viên HĐQT Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu. Cũng theo dữ liệu trên HoSE, trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây không có đăng ký giao dịch cổ phiếu của bà này.

Bà Nguyễn Thị Huyền Sương, vợ ông Lưu Hải Ca, thành viên HĐQT Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) vừa mua 30.000 cổ phiếu CII để nâng sở hữu từ 0 cổ phiếu lên 30.000 cổ phiếu, tương ứng 0,01% vốn điều lệ. Trong đó, phiên ngày 27/6 mua vào 20.000 cổ phiếu CII và phiên ngày 28/6 mua thêm 10.000 cổ phiếu.

Tuy nhiên, bà Sương chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu và theo dữ liệu trên HoSE, trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây không có đăng ký giao dịch cổ phiếu của bà này.

Người nhà lãnh đạo CII mua 30.000 cổ phiếu mà chưa đăng ký - Ảnh 1

Theo quy định, điểm 1a, Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 03 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII hoặc Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

Lợi nhuận quý 1/2023 sụt giảm tới gần 95% so với cùng kỳ

Theo công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 748 tỷ đồng tăng nhẹ 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 36,4% lên 36,8%. Lợi nhuận gộp ghi nhận tăng từ 259 tỷ lên 275,66 tỷ đồng, tức tăng 6,43%.

Doanh thu hoạt động tài chính giảm 76,27% xuống còn 217,29 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm 19,33 tỷ đồng so với cùng kỳ xuống còn 342,45 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay chiếm 287,95 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 15% so với cùng kỳ xuống mức 101,88 tỷ đồng. Thu nhập khác tăng từ 2,93 tỷ đồng lên 7,79 tỷ đồng kỳ này tức tăng 165% so với cùng kỳ.

Kết quả, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 73,54 tỷ đồng giảm sâu 89,67% so với cùng kỳ năm trước ghi nhận là 712 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023

Tổng lợi nhuận sau thuế sụt giảm  94,92% so với cùng kỳ xuống chỉ còn vỏn vẹn 34,84 tỷ đồng.

Giải trình về tình hình kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023, doanh nghiệp cho biết trên báo cáo tài chính hợp nhất lợi nhuận sau thuế đạt 34,84 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do giảm các khoản lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng đầu tư tài chính.

Về mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2023 doanh nghiệp đặt mục tiêu về doanh thu đạt 5.155 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 700 tỷ đồng.

Như vậy, với kết quả hoạt động kinh doanh quý 1 năm 2023, doanh nghiệp đã hoàn thành 15% kế hoạch doanh thu và mới chỉ hoàn thành 5% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của năm.

Dòng tiền kinh doanh thiếu hụt

Về dòng tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp ghi nhận lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 146,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận dương 201,8 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp sụt giảm mạnh trong quý này chỉ còn ghi nhận 73,54 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận 712 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023
Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1/2023

Đồng thời, doanh nghiệp phải chi trả khoản lãi vay lên tới 507 tỷ đồng. Các khoản phải trả giảm làm dòng tiền âm 183 tỷ đồng trong khi cùng kỳ trước các khoản phải trả mang lại dòng tiền cho doanh nghiệp dương hơn 671 tỷ đồng.

Dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư cũng ghi nhận âm 571 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái dòng tiền từ hoạt động đầu tư mang lại là dương 619 tỉ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tăng các khoản chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác kỳ này ghi nhận lên tới 878,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái số tiền chi ra chỉ hơn 161,9 tỷ đồng.

Đồng thời, kỳ này tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác sụt giảm mạnh chỉ ghi nhận 60,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận 496,8 tỷ đồng.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính ghi nhận dương 644 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền từ hoạt động tài chính là âm 842 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn đi vay của doanh nghiệp lên tới 3.855 tỷ đồng trong kỳ.

Như vậy dòng tiền lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp ghi nhận âm 73 tỷ đồng tăng gấp 3,4 lần so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.

Cổ đông phân tán dẫn tới khó tổ chức ĐHĐCĐ

Một diễn biến đáng lưu ý khác, ngày 25/7, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sẽ chốt danh sách cổ đông để tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường. Trong đó, Công ty dự kiến trình cổ đông thông qua điều chỉnh hoạt động của Công ty và một số vấn đề khác (nếu có) cho phù hợp với tình hình mới.

Điểm đáng lưu ý, ngày 26/4, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 1, nhưng chỉ có 45,81% tổng số cổ phần được quyền biểu quyết tham dự, thấp hơn quy định và không đủ tỷ lệ tối thiểu để tổ chức Đại hội.

Trước đó, để khuyến khích nhà đầu tư tham gia ĐHĐCĐ năm 2023, Công ty đã công bố thêm phần quà tri ân nếu nhà đầu tư tham gia đại hội.

Cụ thể, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cho biết tùy thuộc vào số lượng cổ phần sở hữu của cổ đông, cổ đông tham gia Đại hội sẽ nhận quà bằng tiền (không nói số tiền cụ thể).

Nếu muốn nhận quà, cổ đông phải đăng ký tham dự đại hội. Trong đó, cổ đông đã đăng ký nhận quà khi tham dự đại hội mà không đi đại hội, số cổ phần này được ủy quyền cho Trưởng Ban kiểm soát Công ty CII được thay cổ đông tham dự và bỏ phiếu.

Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM là một doanh nghiệp khá đặc biệt khi tỷ lệ cổ đông phân tán sau cơn sốt cổ phiếu cuối năm 2021 và đầu năm 2022 vào lúc nhà đầu tư kỳ vọng hưởng lợi từ giá bất động sản Thủ Thiêm (TP.HCM) được tái định giá lại sau các đợt đấu giá kỷ lục.

Trong đó, tại lần tổ chức lần 1 vào ngày 25/4/2022, Công ty chỉ có 73 đại biểu, đại diện 58,48 triệu cổ phiếu, tương ứng chiếm 23,85% tổng số lượng cổ phiếu và không thể tổ chức ĐHĐCĐ.

Theo tìm hiểu, danh sách cổ đông của CII tại thời điểm 30/3/2021 (trước cơn sốt giá cổ phiếu CII cuối năm 2021), Công ty có 3 cổ đông lớn bao gồm Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM sở hữu 10,07% vốn điều lệ; Amersham Industries Limited sở hữu 6,34% vốn điều lệ; VIAC (NO.1) Limited Partnership sở hữu 10,55% vốn điều lệ; và còn lại 73,04% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ.

Tuy nhiên, tính tới 28/3/2022 (sau cơn sốt cổ phiếu cuối năm 2021), công ty chỉ còn 1 cổ đông lớn là Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM sở hữu 8,49% vốn điều lệ; và còn lại 91,51% thuộc về cổ đông nhỏ.

Như vậy, sau cơn sốt cổ phiếu CII cuối năm 2021, tỷ lệ trôi nổi của cổ đông nhỏ tăng từ 73,04% lên 91,51% vốn điều lệ.

Thêm nữa, tính tới cuối năm 2022, ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT chỉ sở hữu 0,16% vốn điều lệ; Tổng giám đốc Lê Quốc Bình sở hữu 2,4% vốn điều lệ; và các thành viên HĐQT và Ban điều hành khác sở hữu không đáng kể.

Tin Cùng Chuyên Mục