Theo Bloomberg, chỉ số thương mại toàn cầu do Bloomberg cho thấy sự suy giảm khi mà số lượng các đơn hàng xuất khẩu giảm trong bối cảnh căng thẳng thuế quan lên cao. Khối lượng giao dịch thương mại được dự báo sẽ giảm hơn nữa ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng giải quyết đối đầu thương mại, nhiều công ty cảnh báo về sự gián đoạn trong thời gian tới.
Tác động của chiến tranh thương mại đang ngày một rõ nét hơn. GoPro sẽ là công ty tiếp theo chuyển hoạt động sản xuất máy ảnh chuyên bán vào thị trường Mỹ ra khỏi Trung Quốc. GoPro như vậy trở thành công ty có tiếng đầu tiên trong lĩnh vực điện tử đưa ra quyết định chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. FedEx Corp gần đây đã hạ dự báo lợi nhuận đồng thời giảm bớt hoạt động vận chuyển hàng quốc tế.
CEO công ty Prologis trụ sở tại San Francisco, ông Hamid Moghadam, nhận xét: “Bất kỳ sự can thiệp nào vào thương mại sẽ trở thành một thứ thuế đánh vào nền kinh tế. Và kinh tế thế giới chắc chắn sẽ chững lại”.
Thị trường tài chính thế giới đã chịu cú sốc. Bank of America Merrill Lynch ước tính rằng các tin tức về chiến tranh thương mại đã khiến cho chỉ số S&P 500 sụt giảm 6% trong năm nay. Thị trường chứng khoán Trung Quốc mất 2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và đang rơi vào trạng thái thị trường sụt giảm.
Những số liệu gần đây cho thấy nỗi lo về khả năng thương mại sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế Mỹ vào năm sau. Người tiêu dùng Mỹ đang kém lạc quan nhát về tương lai của kinh tế Mỹ, niềm tin của doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ trong khi đó rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm, các công ty dự báo tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019.
Đối với kinh tế thế giới, rủi ro chiến tranh thương mại đã giảm đi chứ không biến mất hoàn toàn. Hiện tại đang có 3 rủi ro tồn tại. Thứ nhất, 90 ngày đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể kết thúc trong thất bại, thuế sẽ tiếp tục được tăng lên.
Thứ hai, ngay cả khi thuế không tăng lên, số lượng đơn hàng xuất khẩu trong năm 2019 sẽ vẫn giảm so với năm 2018. Cuối cùng, cảnh báo về lợi nhuận của FedEx cũng cho thấy nhu cầu đang yếu đi.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo khối lượng thương mại trong năm 2019 sẽ giảm đáng kể so với năm 2018.
Châu Âu cũng không “miễn nhiễm”. Dù lĩnh vực máy móc của Đức kiếm được lợi nhuận cao kỷ lục 228 tỷ euro trong năm nay, căng thẳng thương mại là lý do đằng sau việc tăng trưởng sẽ đi xuống. Sản lượng kinh tế châu Âu ước tính tăng trưởng 5% trong năm 2018, mức tăng mạnh nhất từ năm 2011, mức tăng trưởng của năm 2019 ước chỉ đạt 2%.