Ngày pháp luật

Mùa Trung thu hiu hắt của làng nghề lồng đèn

Theo Kinh tế Sài Gòn

Đến mùa thì phải sản xuất hàng, làm để giữ những mối quan hệ buôn bán, giữ lấy cái nghề chứ việc kiếm lời là vô cùng khó khăn khi thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Đây là lời thở dài của những người làm nghề lồng đèn truyền thống phục vụ Tết Trung thu tại .

Đợt bùng phát thứ hai của dịch bệnh Covid-19 không chỉ gây tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của thị trường bánh kẹo mùa Trung thu mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của những con phố làm nghề lồng đèn truyền thống tại TP HCM.

Con hẻm vào xóm lồng đèn truyền thống Phú Bình (quận 11), hàng quán treo bán lồng đèn khá nhiều nhưng đa phần là lồng đèn nhựa của Trung Quốc.
Con hẻm vào xóm lồng đèn truyền thống Phú Bình (quận 11), hàng quán treo bán lồng đèn khá nhiều nhưng đa phần là lồng đèn nhựa của Trung Quốc.

Những năm trước đây, trong vòng một tháng trước lễ hội Trung thu thì phố buôn bán lồng đèn trên cung đường Lương Nhữ Học - Nguyễn Án của quận 5, xóm sản xuất lồng đèn Phú Bình của quận 11 là những điểm đến nhộn nhịp và tấp nập.

Thế nhưng, mùa Trung thu năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, làng lồng đèn càng thêm ế ẩm vì ít đơn hàng. Ông Nguyễn Đức Thắng, một người có 25 năm trong nghề làm lồng đèn từ nan tre, giấy bóng kiếng sống tại Phú Bình (phường 5, quận 11) cho biết, số hộ gia đình giữ nghề chỉ còn tính trên đầu ngón tay.

Năm ngoái, gia đình ông Thắng làm 2.000 chiếc lồng đèn để đưa đi các tỉnh thì nay số lượng đặt hàng chưa tới 200.

Ông Nguyễn Trọng Thành, chủ một cơ sở làm lồng đèn truyền thống, chia sẻ số lượng khách đặt hàng năm nay giảm chỉ còn một nửa so với năm trước.

"Cái nghề làm lồng đèn nan tre này gắn với gia đình tôi hai thế hệ rồi, từ thời cha mẹ tôi cho đến nay. Cũng nhờ cái nghề này mà mẹ tôi năm nay 80 tuổi nuôi được tám người con trưởng thành" ông Thành kể chuyện xen lẩn những tiếng thở dài.

Mặc dù các năm trước số lượng đơn đặt hàng làm lồng đèn truyền thống có sụt giảm tuy nhiên mùa Trung thu gia đình vẫn kiếm được một khoản kha khá và có việc để làm trong nhiều ngày dài.

Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều sự kiện lễ hội đón Trung thu bị hủy nên nhu cầu về lồng đèn trang trí cũng sụt giảm rất nhiều. Giá nguyên liệu tăng trong khi đơn hàng lại ít đi khiến công việc của ông Thành càng thêm khó khăn. "Tôi vẫn nhận làm lồng đèn để giữ lấy nghề của gia đình, giữ mối, chứ không lời lãi gì", ông bộc bạch.

Trên con đường Lương Nhữ Học (quận 5), các hộ kinh doanh vẫn treo lồng đèn chật khít từ trong nhà lấn ra đường chính, nhưng theo ghi nhận của TBKTSG Online, đa phần là lồng đèn nhựa của Trung Quốc và dù đã bước vào tháng 8 Âm lịch, người mua hàng vẫn thưa thớt.

Ông Nguyễn Trọng Thành, đời thứ hai làm nghề lồng đèn truyền thống tại xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11.
Ông Nguyễn Trọng Thành, đời thứ hai làm nghề lồng đèn truyền thống tại xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11.
Những chiếc lồng đèn nan tre truyền thống ngày càng vắng bóng trên phố phường mùa Trung thu.
Những chiếc lồng đèn nan tre truyền thống ngày càng vắng bóng trên phố phường mùa Trung thu.

Cách nhà ông Thành không xa là nhà bà Bùi Thị Xuân, cũng là một trong những gia đình hiếm hoi còn giữ lại nghề làm lồng đèn truyền thống. 

Bà Xuân, năm nay hơn 60 tuổi, trước nay chỉ làm lồng đèn cỡ lớn, than thở rằng lần đầu tiên bà trải qua một mùa kinh doanh ế ẩm, đìu hiu như vậy. 

Vào cùng thời điểm Trung thu năm ngoái, gia đình bà Xuân bán được hơn 2.000 lồng đèn các loại nhưng năm nay chỉ vài trăm cái. Sản phẩm của bà là loại lồng đèn cỡ lớn, có hình cá, chim, bướm với giá bán khoảng 150.000 đồng một chiếc. Mùa Trung thu năm nay, do Covid-19 nên các bạn hàng ở miền Trung không đặt hàng.

Cả xóm giờ chỉ còn vài nhà còn giữ lại cái nghề làm lồng đèn nan tre.
Cả xóm giờ chỉ còn vài nhà còn giữ lại cái nghề làm lồng đèn nan tre.
Bà Vân, mẹ ông Thành, năm nay 80 tuổi là người theo nghề làm lồng đèn truyền thống hết cả cuộc đời. 
Bà Vân, mẹ ông Thành, năm nay 80 tuổi là người theo nghề làm lồng đèn truyền thống hết cả cuộc đời. 

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục