Ví điện tử
Case study điển hình của việc sống khỏe nhờ "ký sinh" vào các công ty công nghệ là Adyen, một startup về thanh toán của Hà Lan đã giúp xử lý hàng triệu giao dịch trị giá hàng tỷ đô cho Uber, Grab và Airbnb.
Tại Việt Nam, ví điện tử MoMo cũng ít nhiều "đắc lợi" từ cuộc chiến này vì từ Grab, AhaMove cho đến VATO đều yêu cầu tài xế nộp tiền (lệ phí chạy chuyến) qua ví điện tử này. Cứ mỗi giao dịch, MoMo thu khoảng 2%. Chưa kể mức phí cho mỗi lần rút tiền từ ví MoMo về ngân hàng dao động từ 8.000 – 35.000đ/lần rút. Cộng quy mô của các hãng gọi xe lại sẽ thấy doanh thu từ thị trường này đem về cho MoMo con số không hề nhỏ.
Hãng sản xuất nón bảo hiểm, áo khoác, giá đỡ điện thoại…
Go-Viet cũng là một công ty công nghệ đáng gờm và là điểm nương tựa của nhiều doanh nghiệp sản xuất.
Trước khi bắt tay với Sơn Tùng M-TP, hầu như Go-Viet không làm marketing truyền thống. Thứ duy nhất giúp họ tăng độ nhận diện một cách nhanh chóng là đội ngũ tài xế được trang bị những chiếc áo đỏ mang màu đỏ đặc trưng. Mỗi chiếc áo trị giá tầm 150.000 đồng nhưng hiệu ứng marketing đem lại là vô cùng rõ rệt. Và để góp phần vào hiệu quả về độ phủ và độ nhận diện cho các hãng xe ôm công nghệ, các hãng sản xuất nón bảo hiểm, áo thun, áo khoác chắc chắn được một mùa bội thu vì nguồn khách to lớn này.
Cho đến những hoạt động kinh doanh siêu siêu nhỏ "ký sinh" vào như một số đơn vị kết hợp nhờ tài xế trưng bày và chào bán tinh dầu ngay trên xe.
Các hoạt động các phụ kiện cho xe hơi như giá đỡ điện thoại, cục sạc, dây sạc và thậm chí gậy đánh golf đã qua sử dụng cũng diễn ra sôi nổi trên các nhóm trên Facebook.
Một mô hình kinh doanh cũng "ký sinh" vào hoạt động của gọi xe công nghệ và đang bị đe doạ bởi chính Grab là dán quảng cáo trên thân xe.
Các ứng dụng gọi xe "nhỏ con" hơn như FastGo, VATO, Aber
Trừ khi những ứng dụng như FastGo, VATO hay Aber có một chiến lược cực kỳ xuất sắc để bứt phá, nếu không sẽ không ngoa nếu nói các ứng dụng trên cũng "sống nhờ" Grab. Trong một thời gian dài trải nghiệm làm tài xế của các ứng dụng nêu trên, người viết nhận thấy họ chỉ có lác đác vài booking vào khung giờ cao điểm là giờ đi làm và giờ tan tầm, ngược lại trong suốt cả ngày dù có online hàng giờ liền cũng không thấy một booking nào.
Nguyên nhân khiến các ứng dụng trên có khách vào giờ cao điểm cũng rất dễ hiểu. Vào những khung giờ đó, giá của Grab luôn tăng cao ít nhất 150%, thậm chí 300% nếu có mưa. Trong khi đó các ứng dụng trên chưa có cơ chế surge (tăng giá theo cung – cầu, tương tự như Uber) mà chỉ cho khách tự nhập số tiền tip tuỳ ý vào.
Sự việc nào cũng có hai mặt tốt – không tốt. Tốt với người này nhưng không tốt với người khác và ngược lại. Có lẽ với rất nhiều người không quan tâm lắm đến vụ kiện giữa Vinasun và Grab, họ chỉ quan tâm tháng này có thêm bao nhiêu giao dịch tài xế nạp tiền vào để chạy, tháng sau có bao nhiêu tài xế xe ôm phải mua thêm áo khoác là vui rồi…