Nếu chuyện sống chung mẹ chồng - nàng dâu là điều nhiều cô gái sợ hãi khi kết hôn thì ở cùng mẹ đẻ, nhất là sau khi sinh con lại là niềm mơ ước của hầu hết các chị em. Thế nhưng, câu chuyện sống chung này trong thực tế lại không hề “màu hồng” đến thế.
Chuyện sống chung mẹ đẻ - con gái có thực sự êm đềm?
Chẳng ai hiểu con, thương con bằng mẹ. Với mẹ, các chị em có thể dễ dàng chia sẻ, nhờ cậy mà không cần lo lắng bị dò xét như mẹ chồng. Nhưng như vậy không có nghĩa là câu chuyện sống chung mẹ đẻ- con gái lúc nào cũng êm đềm.
Thực tế, sự mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu không chỉ đơn giản nằm ở vấn đề “khác máu tanh lòng” mà sâu xa hơn, là sự chênh lệch thế hệ, khác biệt trong quan điểm, suy nghĩ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra không ít mâu thuẫn giữa mẹ đẻ- con gái khi chị em nhờ cậy nhà ngoại chăm cháu.
Câu chuyện của Ng. trong phim ngắn “Giật mình để yêu thương” trên mạng xã hội thời gian gần đây chính là minh chứng cho tình huống này. Là người yêu thương con gái hết mực, nhưng mẹ Ng. vẫn không thể làm con gái “vừa lòng”. Cô trách móc mẹ khi cho cháu ra ngoài trời chơi trong bối cảnh ô nhiễm, dịch bệnh, cô khó chịu khi mẹ cho cháu “ăn rong” hay cho cháu xem điện thoại trong giờ ăn cơm, …
Thay vì nhẹ nhõm, an tâm khi nhờ mẹ chăm cháu, Ng. luôn cáu kỉnh, chê mẹ “chăm cháu lạc hậu, cổ hủ”, cho rằng “biết vậy không nhờ mẹ chăm cháu”.
Không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn về quan điểm chăm sóc con cái, Ng. còn nổi nóng khi nghĩ rằng mình phải san sẻ tình cảm của mẹ với một người khác. Sự ích kỷ muốn giữ mẹ cho riêng mình khiến cô nặng lời xúc phạm mẹ, thậm chí muốn đuổi mẹ ra khỏi nhà mình vì nghĩ rằng mẹ “vì người ngoài mà đánh con” mà không biết rằng một biến cố lớn sắp ập đến.
Đừng đợi tới khi " giật mình" mới nhận ra giá trị của yêu thương
Luôn mặc nhiên tình cảm yêu thương mẹ dành cho mình là bất biến, bỗng một ngày đối diện với biến cố, tưởng như có thể mất đi mẹ mãi mãi, Ng. mới nhận ra những nóng giận hay ích kỷ của mình là vô lý.
Khi cô nổi nóng, trách mắng mẹ, mẹ vẫn bao dung, chịu đựng. Thậm chí khi cô nóng giận mà nặng lời xúc phạm, mẹ vẫn là người chủ động muốn làm lành bằng cách chuẩn bị bánh Trung Thu cô yêu thích bao nhiêu năm qua làm quà. Đến lúc đó, cô mới “giật mình” nhận ra tình yêu thương mẹ dành cho mình lớn đến thế nào.
Với phim ngắn “Giật mình để yêu thương”, Bảo Ngọc tinh tế gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương. Yêu thương mẹ dành cho con chẳng những vô bờ mà còn không có kỳ hạn, thế nhưng, cuộc đời không đủ dài đến thế. Có những “giật mình” kịp lúc để thức tỉnh, cũng có những “giật mình” là quá muộn để quay đầu.
Mùa Trung Thu năm nay, song hành cùng việc gìn giữ hương vị truyền thống đậm chất “ẩm thực người Hà Nội” trong từng chiếc bánh nướng, bánh dẻo, Bảo Ngọc tiếp tục hành trình lan tỏa những giá trị tích cực về tình yêu thương, để chúng ta thêm trân trọng hơn hạnh phúc giản đơn mỗi ngày bên những người thân yêu.
Đã tới lúc, chúng ta “giật mình” để nhận ra một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Đó là, năm tháng có đổi thay thì tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái vẫn luôn vẹn nguyên như vậy.
Giống như hương vị của những chiếc bánh Trung Thu Bảo Ngọc suốt 30 năm qua, dù có những đổi mới về công thức, vẫn luôn không đổi một chất tinh tế, hài hòa rất riêng. Mùa trăng này, Bảo Ngọc giới thiệu bộ sản phẩm Vy Nguyệt với ba sản phẩm Vy Nguyệt Bình An, Vy Nguyệt Hạnh Phúc, Vy Nguyệt Phú Quý. Đây chính là những món quà gửi tới bạn bè, người thân, đối tác như một lời chúc chân thành, cầu mong điều tốt đẹp tới người nhận trong năm 2020 đầy biến động.