Hãng thiết bị vệ sinh Toto: "Đại dịch giúp sản phẩm của chúng tôi dễ tiếp cận hơn"

Selina Nguyễn (Theo nikkei)

(Doanhnhan.vn) - Công ty sản xuất thiết bị vệ sinh Nhật Bản Toto vẫn đứng đầu thị trường nội địa nhưng lại đối mặt với cuộc chiến khó khăn ở nước ngoài, khi thói quen sử dụng của người dân các nước chưa cao, dù nhu cầu trong đại dịch covid-19 là rất lớn.

Dịch covid-19 đã khiến Toto phải đóng cửa 7 nhà máy tại Trung Quốc vài tháng trước. Những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng có thể làm gián đoạn việc sản xuất tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, mới đây, 6 trong số 7 nhà máy tại Trung Quốc đã tiếp tục hoạt động trở lại và về lâu dài, tình trạng khan hiếm giấy vệ sinh trên toàn thế giới do đại dịch covid-19 sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp này, đặc biệt với những mẫu thiết bị có chế độ nước rửa tự động.

Hãng thiết bị vệ sinh Toto:

Công nhân Toto tỉ mỉ chế tạo từng chi tiết của những thiết bị nhà vệ sinh

Khái niệm về một nhà vệ sinh điện tử thường xa lạ với người dân ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng với người dân Nhật Bản, họ sẵn sàng trả giá cao để trang bị cho gia đình một thiết bị vệ sinh tự động.  

Mục tiêu lâu dài là thuyết phục người tiêu dùng toàn cầu về nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh và phòng tắm sang trọng với các sản phẩm của Toto. Sau khi ra mắt nắp bàn cầu tự động Washlet lần đầu tiên vào năm 1980, tiếp theo là bàn cầu điện tử Neorest vào năm 1993 tại Nhật Bản, Toto đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, mở ra 1 kỷ nguyên mới về công nghệ vệ sinh trên toàn thế giới.

Toto vào Hoa Kỳ từ năm 1989, xây dựng nhà máy đầu tiên tại đây vào năm 1991 và có một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Doanh thu tại Hoa Kỳ đạt 283 triệu USD vào năm 2018, so với 26 triệu Euro (khoảng 29,2 triệu USD) ở châu Âu, một thị trường mà Toto đã tham gia từ năm 2008. Nhưng những nỗ lực thuyết phục người dân ở những nước này mua các sản phẩm vệ sinh cao cấp, hiện đại, bao gồm cả chiến dịch "Clean is Happy" (tạm dịch: Sạch là hạnh phúc) vào năm 2007 đều thất bại. Người Mỹ vẫn thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh, với mức tiêu thụ lên tới 141 cuộn giấy/năm (trong khi người Nhật sử dụng trung bình khoảng 91 cuộn).

Hãng thiết bị vệ sinh Toto:

Toto đã đạt được 22% doanh số bán hàng ở nước ngoài vào năm 2018, tăng từ 8% vào năm 2001.

Tuy nhiên, Abe đã bắt đầu phát hiện ra một số thay đổi trong thái độ của người Mỹ. “Khi chúng tôi bắt đầu bán Washlet ở đó, dường như không ai quan tâm. Nhưng chúng tôi không từ bỏ, và tôi nghĩ rằng, những nỗ lực của chúng tôi cuối cùng đã mang lại thành quả”, Abe nhấn mạnh.

Nếu tay bạn bị bẩn, bạn không làm sạch chúng bằng giấy khô. Sử dụng nhà vệ sinh phương Tây có thể khá khó chịu, và mọi người thấy rằng cần có sự thay thế", Paul Flowers, giám đốc thiết kế của Lixil, với các thương hiệu Grohe tại Đức và American Standard tại Mỹ cho biết.

Toto cũng đã nhấn mạnh hơn vào thiết kế cho thị trường quốc tế, thay vì chỉ chú trọng vào công nghệ. Điều này được thể hiện rất rõ ở Neorest NX, nhà vệ sinh Toto đắt tiền nhất hiện nay, được bán với giá lên tới 604.000 yên tại Nhật Bản. 

Toto Neorest NX có lẽ là nhà vệ sinh đẹp và thông minh nhất thế giới. Nó cũng là một trong những nhà vệ sinh đắt tiền nhất trên thế giới. Sản phẩm chủ lực cao cấp, Neorest NX thuộc dòng sản phẩm bồn rửa vệ sinh 'Neorest' Washlet + Toto kết hợp các chức năng của cả toilet và bồn rửa vệ sinh vào một thiết bị tích hợp liền mạch mang đến sự thoải mái và sang trọng chưa từng có. Đó là lý do tại sao nhà vệ sinh dòng Toto Neorest rất đắt nhưng vẫn được hàng ngàn người tiêu dùng yêu thích trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh khan hiếm giấy vệ sinh vì ảnh hưởng của đại dịch covid-19, những mẫu thiết kế nhà vệ sinh hiện đại của Toto sẽ phần nào giúp người dân cảm thấy an toàn, tự tin, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho nguồn cung đang thiếu hụt hiện nay. Đại diện hãng chia sẻ: "Việc bùng phát đại dịch Covid-19 dẫn đến nguồn cung giấy vệ sinh trở nên khan hiếm dần, đây ngược lại là cơ hội để chúng tôi tiếp cận khách hàng ở các thị trường bảo thủ dễ dàng hơn." 

Hãng thiết bị vệ sinh Toto:

Các mẫu Toto Neorest Washlet được trưng bày tại Bảo tàng Toto, bên cạnh trụ sở của công ty ở Fukuoka

Tin Cùng Chuyên Mục