Trong khuôn khổ hội thảo, ông Trịnh Văn Biển - Giám đốc Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA đã trình bày tham luận về thực trạng ứng dụng hệ sinh thái số trong doanh nghiệp hiện nay; từ đó, chia sẻ những kinh nghiệm triển khai các giải pháp chuyển đổi số của MISA, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển đột phá.
Theo thống kê của sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, có đến 97.3% doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Đây là nhóm doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ và quan tâm đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số. Mặc dù các doanh nghiệp đang đẩy mạnh giải pháp chuyển đổi số, song họ vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Thứ nhất, các giải pháp đang được ứng dụng rời rạc, chỉ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai, chi phí triển khai và vận hành hệ thống rất cao, trong khi nhiều tính năng lại quá dư thừa. Thứ ba, doanh nghiệp gặp trở ngại lớn trong việc tiếp cận vốn vay.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai thực tiễn, ông Trịnh Văn Biển cho biết: “Việc ứng dụng hệ sinh thái nền tảng số là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đặc biệt là ứng dụng các nền tảng số Make in Vietnam giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vận hành tối ưu và phù hợp với các đặc thù nghiệp vụ của đơn vị”.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, MISA đã phát triển nền tảng quản trị hợp nhất MISA AMIS. Đây là giải pháp được phát triển theo mô hình hội tụ dữ liệu giúp quản trị mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm Kế toán - Tài chính, Marketing - Bán hàng, Quản trị nhân sự và Văn phòng số. Đặc biệt, MISA AMIS kết nối với các bên thứ ba, mở rộng hệ sinh thái cho doanh nghiệp, đặc thù hoá tối đa theo yêu cầu của mỗi khách hàng.
Cũng nằm trong hệ sinh thái nền tảng quản trị hợp nhất MISA AMIS, Bộ giải pháp phần mềm MISA AMIS Văn phòng số kết nối chặt chẽ với ứng dụng bên trong và bên ngoài AMIS để tránh nhập liệu chồng chéo trên nhiều hệ thống. Ngoài ra, bộ giải pháp này còn giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc loại bỏ mọi giấy tờ, quy trình thủ công, giúp nâng cao năng suất nhân sự, tiết kiệm chi phí, kiến tạo văn hóa làm việc số, từ đó gia tăng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.
Tận dụng thế mạnh của mình trong việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số Tài chính - Kế toán, MISA đưa vào triển khai nền tảng vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending, nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín. Các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử… của MISA có thể thực hiện vay vốn Online 100% cách thuận tiện và nhanh chóng mà không cần tài sản đảm bảo. Theo đánh giá của các ngân hàng, tỷ lệ vay vốn thành công qua nền tảng MISA Lending cao gấp 8 lần so với hình thức vay vốn truyền thống. Điều này cho thấy MISA Lending đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh doanh.
Đối với cộng đồng hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, MISA phát triển nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là giải pháp kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng trên toàn quốc với mức chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán. Với tính năng tiện ích & tiết kiệm chi phí, MISA ASP đã và đang được sử dụng bởi 16.000 doanh nghiệp.
Cũng tại sự kiện, MISA đã triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong đó có chương trình tặng chữ ký số cá nhân MISA eSign, Sổ thu chi MISA hỗ trợ chuyển đổi số cho cá nhân, đặc biệt là chương trình tặng 10.000 Bộ giải pháp phần mềm MISA AMIS Văn phòng số cho các doanh nghiệp. Đây là hành động thiết thực của MISA giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và triển khai hoạt động chuyển đổi số một cách dễ dàng, hiệu quả.
Là doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam, MISA cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình số hóa toàn diện, nhằm nâng cao năng suất, gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.