Xuất hiện trong tập 6 chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 6, ông Antonio De Torres đến từ Mỹ kêu gọi số vốn 300.000 USD đổi lấy 20% cổ phần thương hiệu vải thông minh ADT do ông sáng lập.
Qua giới thiệu, ADT là thương hiệu cung cấp những sản phẩm thời trang với loại vải chất lượng, được tích hợp nhiều tính năng, chỉ phục vụ cho 0,01% những người giàu có tại Việt Nam.
Antonio Antonio De Torres chia sẻ: “Công nghệ cao ADT là tương lai của ngành dệt may, trong đó có cả vải và may mặc. Những gì tôi đãphát triển trong 5 năm qua là một trong những sản phẩm đột phá nhất về vải dệt, vải được cải tiến kỹ thuật thiết kế. Điều đó mang lại cho người tiêu dùngmột sản phẩm vải chống hao mòn, bền, đa năng, thân thiện môi trường”.
Theo nhà sáng lập người Mỹ này, sản phẩm vải của ông có khả năng chống nước hoàn toàn, không tĩnh điện, không xù lông, co giãn 2 chiều, co giãn 4 chiều… Tổng cộng có 10 chức năng khác nhau trên một loại vải, thậm chí công ty đang nghiên cứu để thiết kế thêm 10 tính năng khác.
Antonio cho biết ông đã kinh doanh hơn 20 năm trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, hiểu được công nghệ cốt lõi để tạo ra sản phẩm, từ đó có thể tính toán vào chi phí sản xuất. Ông còn từng làm việc cho những “gã khổng lồ” ngành hàng thời trang cao cấp như Gucci, LVMH, Giorgio Armani, Christian Dior.
Ông cho biết thêm, điểm khác biệt của ADT không phải nằm ở kỹthuật cắt may lành nghề mà là ở chất lượng của vải may. Loại vải này đượcthiết kế bởi một trong những công ty nổi tiếng ở Nhật Bản.
“Họ đã sản xuất vải cho Boeing, NASA, họ sản xuất nhiều công nghệ vải khác nhau. Tôi đã làm việc với công ty này gần 15 năm rồi nên tôi có mối quan hệ ràng buộc với họ. Để được cấp bằng sáng chế và quyền sở hữu loại vải này, tôi cần phải đảm bảo một lượng lớn vải được sử dụng thương mại hóa”, ông Antonio nói.
Một số tính năng đặc biệt của loại vải này có thể kể đến như: giặt nước không nhàu,không tĩnh điện, không bị xù lông, sợi vải không bị vón cục, co giãn 2 chiều hay 4 chiều,...
Mặc dù chỉ vừa cho ra mắt sản phẩm chứ chưa thu lại bất kỳ lợi nhuận nào,ông Antonio vẫn tự tin khẳng định rằng doanh thu trong năm tới của ADT sẽ đạt tổng cộng 700.000 USD, bao gồm cả dòng sản phẩm bespoke. Với loại vải hi-tech, ADT đã có các sản phẩm may đo sẵn dành cho thị trường đại chúng với giá khoảng 6 triệu/chiếc.
Khi được hỏi mục đích gọi số vốn 300.000 USD, Antonio cho biết điều vô cùng quan trọng là họ phải đầu tư một cửa hàng offline. Đồng thời, ADT cũng muốn đầu tư vào kênh bán hàng online, đồng thời đầu tư vào nguồn hàng dự trữ để có thể bắt đầu kinh doanh.Shark Lê Hùng Anh đánh giá mức đề nghị 300.000 USD cho 20% cổ phần thực sự rất cao nên quyết định không đầu tư.
Tâm đắc với ý tưởng của Antonio về tái thiết kế và chế tạo một loại vải mới nhưng lo ngại về giá cả chưa phù hợp với thị trường đại chúng nên Shark Tuệ Lâm quyết định không đầu tư.
Shark Lê Hùng Anh đánh giá mức đề nghị 300.000 USD cho 20% cổ phần thực sự rất cao nên quyết định không đầu tư.
Mặc dù rất thích thời trang và cũng đang đầu tư vào một số công ty thuộc lĩnh vực này nhưng Shark Bình bày tỏ rằng ông chưa hiểu rõ về sản phẩm của ADT nên cũng quyết định không tham gia vào thương vụ này.
Trong khi đó, Shark Louis cam kết sẽ trở thành một khách hàng của ADT thay vì một nhà đầu tư vì đây không phải thế mạnh và khẩu vị đầu tư của ông.
Dù 4 “vị cá mập” đã nhanh chóng từ chối đầu tư, Shark Bùi Quang Minh (Minh Beta) lại đánh giá ADT là startup tiềm năng khi kết hợp được giữa việc cân đối chi phí sản xuất và sản phẩm chất lượng cao, đồng thời nhận thấy cơ hội từ thị trường. Vì vậy, “vị cá mập” lần đầu tham gia “bể cá mập” này đề nghị đầu tư 300.000 USD cho 40% cổ phần.
Đáp lại, startup đề nghị mức mới là 350.000 USD cho 25% cổ phần. Tuy nhiên, Shark Minh Beta tiếp tục ra deal 350.000 USD cho 35% cổ phần, tức là định giá công ty ở mức 1 triệu USD, kèm điều kiện là doanh thu năm tới từ sản phẩm bespoke phải đạt ít nhất 800.000 USD.
Shark Minh Beta sau đó đưa ra một cách rót vốn khác là đầu tư thành 2 vòng: 200.000 USD đổi lấy 20% cổ phần, tiếp đó là 150.000 USD cho 5% sau 24 tháng nếu doanh thu của công ty đạt ít nhất 300.000 USD cho dòng sản phẩm mới. Nếu không đạt điều kiện, hai bên chỉ hợp tác góp vốn vòng thứ nhất.
Startup đồng ý với đề nghị này, đánh dấu thương vụ thành công đầu tiên của Shark Minh Beta trong chương trình.