Việc triển khai công nghệ tiên tiến tại một trong những trung tâm giao thông nhộn nhịp nhất của thủ đô nước Anh, lần đầu tiên được tiết lộ trên tờ Financial Times, đã gây tranh cãi ở Anh - nơi việc sử dụng công nghệ này chưa có khung pháp lý.
Công ty phụ trách dự án này biện hộ rằng họ chỉ làm vậy để giúp cảnh sát ngăn chặn và phát hiện tội phạm trong khu vực và không hề có mục đích thương mại nào. Nhưng cơ quan giám sát dữ liệu Văn phòng Ủy ban Thông tin (ICO) đã tịch thu các đồ vật có liên quan của công ty công nghệ này.
Hai camera giám sát đã được lắp đặt ở London để phân tích và theo dõi người qua đường bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Vụ việc này đã mở ra một cuộc điều tra và bày tỏ mối lo ngại về việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt ngày càng tăng. Nhóm bảo mật Big Brother Watch đã tố cáo xu hướng này giống như một "dịch bệnh", các nhà phê bình khác cũng cảnh báo nó có nguy cơ làm suy yếu các quyền cơ bản của con người.
London có 420.000 camera giám sát, theo một nghiên cứu năm 2017 của Viện Brookings, chỉ sau thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc với 470.000 camera giám sát.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát do ICO thực hiện hồi đầu năm nay, nhận dạng khuôn mặt nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, với hơn 80% số người được hỏi đã ủng hộ cảnh sát.
Nhưng chỉ nên dùng danh sách theo dõi các nghi phạm bị truy nã chứ không nên sử dụng công nghệ bừa bãi. Các nhà chức trách kêu gọi "làm chậm" sự phát triển công nghệ này trong khi chờ triển khai một khung rõ ràng để sử dụng.