Ngày pháp luật

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 tại Manila, Phi-líp-pin

Vụ Hợp tác quốc tế

Ngày 12-14/10/2022 vừa qua, Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam gồm đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Công an do ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 và các hội nghị liên quan tại thủ đô Manila, Phi-líp-pin.

Trước thềm ASLOM 21 đã diễn ra Phiên họp lần 2 của Nhóm công tác ASLOM về xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ (ngày 10 - 11/10/2022). Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam (Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Văn phòng Chính phủ) do đồng chí Thiếu tướng Vũ Ngọc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp làm Trưởng đoàn đã tham dự Phiên họp.

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 tại Manila, Phi-líp-pin - Ảnh 1

Ngày 12/10/2022, Phiên họp lần thứ 11 của Nhóm công tác ASLOM về hài hòa hóa pháp luật thương mại trong ASEAN đã được tổ chức do Xinh-ga-po chủ trì. Tại phiên họp, phía Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Xinh-ga-po trong việc triển khai Sáng kiến nhằm giúp các nước ASEAN tiếp cận, nghiên cứu những công cụ pháp lý tiên tiến trong các lĩnh vực chính của pháp luật thương mại quốc tế; cùng chia sẻ những bước phát triển mới về quy định pháp luật quốc gia liên quan đến Sáng kiến này. Phiên họp đã tích cực trao đổi về các nội dung như pháp luật ASEAN về trọng tài, hòa giải thương mại, mua bán hàng hóa quốc tế, thương mại điện tử, dự thảo Các khuyến nghị, thực hành tốt và hướng dẫn không ràng buộc trong việc thực thi các phán quyết trọng tài trong ASEAN…

Phiên họp chính thức của Hội nghị ASLOM 21 được tổ chức từ 13-14/10/2022, chủ trì bởi ông Brigido J. Dulay, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phi-líp-pin, đồng thời có sự tham dự của ông Trần Đức Bình, Phó Tổng Thư ký ASEAN và đông đảo các đoàn đại biểu đến từ 10 nước thành viên ASEAN và đại diện Ban Thư ký ASEAN. Bên cạnh đó, ông Jesus Crispin C. Remulla, Bộ trưởng Tư pháp Phi-líp-pin đã có bài phát biểu chào mừng tại Phiên khai mạc của Hội nghị.

Thay mặt Đoàn đại biểu của Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp đã có bài phát biểu tại Hội nghị. Trong bài phát biểu của mình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động đa chiều của dịch COVID-19, cạnh tranh giữa các nước lớn, các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, ASEAN cần đoàn kết hơn bao giờ hết nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm của mình cùng vượt qua thách thức, tích cực phối hợp để triển khai các sáng kiến đã được thông qua, thúc đẩy hợp tác và phát triển ở khu vực. Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (ALAWMM) và ASLOM trong việc hiện thực hoá các mục tiêu của Cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN, đặc biệt là xây dựng một ASEAN dựa trên luật lệ, đảm bảo pháp quyền. Trong thời gian qua, ASLOM tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Nhóm Công tác ASLOM về Xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ; thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về các nội dung thuộc mối quan tâm chung của các bên trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp thông qua việc tổ chức các hội nghị, diễn đàn pháp luật ASEAN, trong đó có Hội nghị ASEAN về Phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự lần 3 vừa được tổ chức vào tháng 08/2022 vừa qua.

Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Huyên cũng chia sẻ ASLOM cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác với các đối tác của ASEAN, trong đó có Nhật Bản, nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN tiếp cận những thông lệ tốt về luật pháp và tư pháp quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác về các vấn đề mà các bên cùng quan tâm.Ngày 12/10/2022, Phiên họp lần thứ 11 của Nhóm công tác ASLOM về hài hòa hóa pháp luật thương mại trong ASEAN đã được tổ chức do Xinh-ga-po chủ trì.

Tại phiên họp, phía Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Xinh-ga-po trong việc triển khai Sáng kiến nhằm giúp các nước ASEAN tiếp cận, nghiên cứu những công cụ pháp lý tiên tiến trong các lĩnh vực chính của pháp luật thương mại quốc tế; cùng chia sẻ những bước phát triển mới về quy định pháp luật quốc gia liên quan đến Sáng kiến này. Phiên họp đã tích cực trao đổi về các nội dung như pháp luật ASEAN về trọng tài, hòa giải thương mại, mua bán hàng hóa quốc tế, thương mại điện tử, dự thảo Các khuyến nghị, thực hành tốt và hướng dẫn không ràng buộc trong việc thực thi các phán quyết trọng tài trong ASEAN…

Phiên họp chính thức của Hội nghị ASLOM 21 được tổ chức từ 13-14/10/2022, chủ trì bởi ông Brigido J. Dulay, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phi-líp-pin, đồng thời có sự tham dự của ông Trần Đức Bình, Phó Tổng Thư ký ASEAN và đông đảo các đoàn đại biểu đến từ 10 nước thành viên ASEAN và đại diện Ban Thư ký ASEAN. Bên cạnh đó, ông Jesus Crispin C. Remulla, Bộ trưởng Tư pháp Phi-líp-pin đã có bài phát biểu chào mừng tại Phiên khai mạc của Hội nghị.

Thay mặt Đoàn đại biểu của Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp đã có bài phát biểu tại Hội nghị. Trong bài phát biểu của mình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động đa chiều của dịch COVID-19, cạnh tranh giữa các nước lớn, các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, ASEAN cần đoàn kết hơn bao giờ hết nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm của mình cùng vượt qua thách thức, tích cực phối hợp để triển khai các sáng kiến đã được thông qua, thúc đẩy hợp tác và phát triển ở khu vực. Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (ALAWMM) và ASLOM trong việc hiện thực hoá các mục tiêu của Cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN, đặc biệt là xây dựng một ASEAN dựa trên luật lệ, đảm bảo pháp quyền.

Trong thời gian qua, ASLOM tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Nhóm Công tác ASLOM về Xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ; thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về các nội dung thuộc mối quan tâm chung của các bên trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp thông qua việc tổ chức các hội nghị, diễn đàn pháp luật ASEAN, trong đó có Hội nghị ASEAN về Phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự lần 3 vừa được tổ chức vào tháng 08/2022 vừa qua. Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Huyên cũng chia sẻ ASLOM cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác với các đối tác của ASEAN, trong đó có Nhật Bản, nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN tiếp cận những thông lệ tốt về luật pháp và tư pháp quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác về các vấn đề mà các bên cùng quan tâm.

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 tại Manila, Phi-líp-pin - Ảnh 2

Tại Hội nghị, các nước ASEAN đã tích cực thảo luận, trao đổi về một số nội dung chính của Hội nghị, cụ thể:

i) Tình hình triển khai các sáng kiến/đề xuất đã được thông qua từ các kỳ ALAWMM trước bao gồm: nhóm nội dung về thông tin pháp luật (tổ chức các diễn đàn pháp luật ASEAN, Chương trình đào tạo cán bộ pháp luật ASEAN, cơ quan đầu mối thông tin pháp luật ASEAN…); nhóm nội dung về tư pháp hình sự (xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ, nghiên cứu khả năng xây dựng Công ước ASEAN về chuyển giao người bị kết án phạt tù, tổ chức Hội nghị ASEAN về Phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự (ACCPCJ); nhóm nội dung về pháp luật dân sự, thương mại (tăng cường tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, hài hoà hoá pháp luật thương mại trong ASEAN, tự do hoá các nghề pháp lý trong ASEAN); phối hợp với Hội Luật gia ASEAN.
ii) Các sáng kiến/đề xuất mới của các nước ASEAN: đề xuất của Malaysia về “Tiếp cận công lý trong bối cảnh dịch bệnh”; đề xuất của Thái Lan về “Xây dựng Tuyên bố ASEAN về phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự”; đề xuất của Indonesia về tổ chức Diễn đàn pháp luật ASEAN nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các cơ chế kiểm soát xuất khẩu và khung pháp lý trong ASEAN.
iii) Thảo luận công tác chuẩn bị cho việc tổ chức ALAWMM lần thứ 12 và ASLOM lần thứ 22 tại Mi-an-ma vào năm 2023. 

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 tại Manila, Phi-líp-pin - Ảnh 3

Đặc biệt, tại Hội nghị, ASLOM Việt Nam đã chia sẻ thông tin về tình hình thực hiện sáng kiến của Việt Nam về tăng cường tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, với điểm nhấn là hoạt động tổ chức Diễn đàn Pháp luật ASEAN 2022 về “Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và thương mại trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HCCH)” dự kiến vào ngày 17/11/2022 tại Hà Nội, Việt Nam. 

Bên lề ASLOM 21, buổi Tham vấn lần 2 giữa ASLOM và Nhật Bản cũng đã được tổ chức. Tại buổi Tham vấn, hai Bên đã tích cực trao đổi, thảo luận về các hoạt động cũng như cơ chế hợp tác tiềm năng giữa hai Bên, trong đó có việc tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Tư pháp ASEAN – Nhật Bản vào năm 2023.

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 tại Manila, Phi-líp-pin - Ảnh 4

Ngoài ra, bên lề Hội nghị, Đoàn đại biểu của Việt Nam đã có các buổi làm việc song phương với 05 nước thành viên ASEAN (Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a) để thảo luận về phương hướng hợp tác, biện pháp triển khai các Biên bản Ghi nhớ/Chương trình hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia nêu trên.

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 21 tại Manila, Phi-líp-pin - Ảnh 5

Sau 03 ngày làm việc tích cực, ASLOM 21 đã thành công tốt đẹp. Kết quả đạt được từ Hội nghị này sẽ tiếp tục được các nước thành viên nỗ lực thực hiện, góp phần vào việc hiện thực hoá Tầm nhìn ASEAN 2025, hướng tới một Cộng đồng ASEAN ngày càng thịnh vượng và phát triển bền vững.

Tin Cùng Chuyên Mục