Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Mục đích của Kế hoạch (được ban hành kèm theo Quyết định số 2302/QĐ-BTP) nhằm:
- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao chủ trì và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Bộ Tư pháp.
- Nâng cao nhận thức về Luật và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thi hành Luật.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của cơ quan, đơn vị, tổ chức và trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp trong việc thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
Sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Góp ý, thẩm định các văn bản quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, hết hiệu lực thi hành hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Luật.
Rà soát, xây dựng, ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tại các đơn vị thuộc Bộ.
Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thi hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trước đó, ngày 10/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 6 chương, 91 điều. Luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể: Về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở Về nguyên tắc, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở phải tuân theo các nguyên tắc sau: Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân. Về phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan. Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Công dân có các quyền sau: Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động. Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. |
Link bài gốc