Ngày pháp luật

Bill Gates: 'Khi còn ở Microsoft, tôi quá ngây thơ'

Theo Pháp luật bạn đọc

Và chính sự ngây thơ này đã khiến ông phải rời vị trí CEO của Microsoft năm 2000.

Chia sẻ trong buổi phỏng vấn với CNBC mới đây, Bill Gates, cho biết ông đã từng ngây thơ trong quá trình điều hành Microsoft, chưa ý thức được về sự giám sát của chính phủ khi công ty tiếp tục phát triển và lớn mạnh. Ông cũng cho biết khả năng các công ty công nghệ lớn phải đối mặt với các quy định chống độc quyền là "rất cao".

"Bất cứ khi nào công ty của bạn trở thành một công ty siêu giá trị và thông qua hệ thống, nó ảnh hưởng đến cách mọi người giao tiếp, thậm chí cả biểu hiện chính trị và tỷ lệ hoạt động kinh doanh cao hơn, bạn phải chuẩn bị để nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ"Gates nói.

Sự ra đi của Bill Gates khỏi Microsoft là kết quả của một quan điểm "ngây thơ".
Sự ra đi của Bill Gates khỏi Microsoft là kết quả của một quan điểm "ngây thơ".

Tuần trước, Ủy ban chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã công bố một báo cáo cho biết Amazon, Apple, Google và Facebook có yếu tố độc quyền.

"Khi còn ở Microsoft, tôi quá ngây thơ. Tôi không nhận ra rằng thành công của chúng tôi sẽ thu hút sự chú ý của chính phủ", ông nói. "Kết quả là tôi cũng mắc phải một số sai lầm. Lúc đó tôi đã nói: 'Ồ, tôi sẽ không bao giờ đến Washington DC'. Bây giờ, tôi thực sự cảm thấy rằng mình đã quá ngây thơ về điều đó".

Và sau đó, Bill Gates đã từ chức Giám đốc điều hành của Microsoft ngay giữa vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ, khi cáo buộc rằng công ty đã cố gắng độc quyền thị trường trình duyệt web bằng cách kết hợp Internet Explorer với Windows.

Vị trí của ông được thay thế bởi Steve Ballmer, người cũng gợi ý trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng các công ty công nghệ lớn nên đến Washington DC và tích cực giao tiếp với các cơ quan quản lý.

Ngoài ra, Ballmer cũng nói rằng ông "cá" Quốc hội Mỹ sẽ không chia rẽ Big Four (4 công ty lớn gồm Amazon, Apple, Microsoft và Facebook).

Trái với quan điểm của Ballmer, Bill Gates lại cho rằng điều đó có thể xảy ra.

"Các quy tắc sẽ thay đổi", ông nói. "Tôi muốn nói rằng khả năng họ hành động là khá cao".

Chống cạnh tranh thông qua việc mua lại là một trong những mối quan tâm của Tiểu ban Hạ viện. Các báo cáo của họ cũng đang kiểm tra xem việc mua lại Instagram của Facebook có giết chết các đối thủ cạnh tranh hay không. Và theo Gates, các quy định về việc chia tách hay mua lại như vậy có thể là một khả năng để giám sát trong tương lai.

"Nói về vấn đề này thì chúng ta đang ở trong một lãnh thổ chưa từng được khám phá trước đây", ông cho biết.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục