Ngày pháp luật

Bí ẩn doanh nghiệp ‘hạt nhân’ trong hệ sinh thái của ông chủ dự án Phương Đông Green Park vừa bị Thanh tra Chính phủ đề nghị chuyển Bộ Công an tiếp nhận điều tra: Kiếm hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng lợi nhuận ‘có như không’ 

Vân Khôi

Doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn không chỉ được biết đến là “ông chủ” của Dự án Phương Đông Green Park, mà còn được biết đến với sự hiện hiện tại nhiều pháp nhân có quan hệ phức tạp trong hệ sinh thái Phương Đông Group. Trong số đó, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội (Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dấu ấn của ông Tuấn tại một dự án khác: Khu nhà ở Đầm Dê tại xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Bí ẩn doanh nghiệp ‘hạt nhân’ trong hệ sinh thái của ông chủ dự án Phương Đông Green Park vừa bị Thanh tra Chính phủ đề nghị chuyển Bộ Công an tiếp nhận điều tra: Kiếm hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng lợi nhuận ‘có như không’ 

Lai lịch của doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn – “ông chủ” của dự án Phương Đông Green Park vừa bị Thanh tra Chính phủ đề nghị chuyển Bộ Công an tiếp nhận điều tra

Ngày 11/10/2024, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 2124/TB-TTCP Kết luận thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá. Tại bản Kết luận này TTCP đã nhận thấy việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, thực hiện dự án nhà ở,trung tâm thương mại, văn phòng, dịch vụ, các cơ quan có liên quan và các doanh nghiệp còn để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.

Nổi bật trong đó, phải kể đến khu đất có diện tích lên tới 14.346,6 m2 tại đường Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội hiện nay đã “mọc” lên dự án có tên Phương Đông Green Park. Hàng loạt sai phạm cực kỳ nghiệm trọng đã được TTCP chỉ ra cho thấy từ việc thanh lập doanh nghiệp, giao đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đã không đúng với Phương án sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thậm chí, chủ đầu tư dự án Phương Đông Green Park là Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông còn có dấu hiệu “lừa đảo” khi sử dụng 312 căn hộ cho thuê ngắn hạn, nhưng lại bán theo hình thức sở hữu lâu dài, cùng hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khác…

Ngay khi khu đất và chủ đầu tư bị TTCP  “gọi tên”, đồng thời một “cái tên” khác cũng gắn liền với dự án cũng được tìm kiếm là doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn (SN 1981), người được biến đến là “ông chủ” của Phương Đông Group, mà trong đó Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông - chủ đầu tư của Phương Đông Green Park chỉ là một doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái.

Doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn lần đầu tiên “lộ diện” là vào ngày 29/10/2019 khi đứng vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Phương Đông Group phát biểu tại buổi Lễ khởi công phần thân dự án Phương Đông Green Park.

Tiếp tục tìm hiểu về Phương Đông Group, được biết doanh nghiệp này tự giới thiệu được thành lập vào năm 2011, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản, xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Đây không phải một pháp nhân cụ thể, mà là tập hợp của nhiều đơn vị thành viên, được góp vốn bởi các cá nhân. Theo giới thiệu trên website, tập đoàn đang phát triển nhiều dự án bất động sản như Hồng Kông Town, Phương Đông Green Valley, Phương Đông Green Park, Phước Thới Reridence, Linh Đàm Premier City, Bình Hòa Park City.

Quay trở lại với doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn, thì đến tháng 7/2020 cũng chính thức “lộ diện” khi trở thành Chủ tịch, kiêm Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông chủ đầu tư của Phương Đông Green Park.

Được biết, trong hệ sinh thái Phương Đông Group có nhiều pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản điển hình như CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Phương Đông hay đặc biệt là hạt nhân cốt lõi Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội (thành lập vào tháng 8/2011), đơn vị ra đời sớm nhất trong nhóm.

Ngoài ra, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng từng là Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật tại CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị. Đây là chủ đầu tư Khu nhà ở Đầm Dê tại xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dự án có diện tích hơn 7,7ha, tổng mức đầu tư hơn 959 tỷ đồng. Dự án này được biết có mối quan hệ phức tạp giữa Nam Hà Nội và Đầu tư Phát triển đô thị. 

Chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở Đầm Dê kiếm hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng lợi nhuận lại “mỏng như tờ”

Không chỉ nắm trong tay Phương Đông Green Park, doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn còn nắm giữ dự án Khu nhà ở Đầm Dê. Được biết, đây là dự án có diện tích hơn 7,7ha, tổng mức đầu tư hơn 959 tỷ đồng được giao cho CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị làm chủ đầu tư. Đây cũng là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Phương Đông Group.

Thông tin từ PV báo PLVN nhận được, mặc dù dự án Khu nhà ở Đầm Dê được giao cho CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị làm chủ đầu tư, nhưng Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội lại là đơn vị đứng bên chuyển nhượng trong các hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán nhà trên đất tại dự án Khu nhà ở Đầm Dê. Theo đó, Nam Hà Nội được giới thiệu là thành viên nắm 70% cổ phần của Đầu tư và Phát triển đô thị - chủ đầu tư dự án.

Thời gian gần đây, ông Tuấn có một số động thái giảm sự hiện diện tại Đầu tư và Phát triển đô thị sau khi nhường vai trò người đại diện pháp luật cho ông Lại Thế Xuân từ tháng 8/2024. Tuy nhiên, Nam Hà Nội – pháp nhân trực tiếp dưới chướng ông Tuấn vẫn đang là đơn vị đứng ra bán đất nền tại dự án Khu nhà ở Đầm Dê do Đầu tư và Phát triển đô thị làm chủ đầu tư.

Được biết, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội là một doanh nghiệp khá kín tiếng, nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với dự án Khu nhà ở Đầm Dê, bởi doanh nghiệp này đang chiếm đến 70% cổ phần của chủ đầu tư dự án.

Mặt khác, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn đang là người đại diện pháp luật của Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội càng cho thấy, dự án Khu nhà ở Đầm Dê có bóng dáng của doanh nhân đang vướng vào lùm xùm gần đây với dự án Phương Đông Green Park đang bị Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm. Chính vì vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp này cũng được dư luận rất quan tâm.

Theo tìm hiểu của PV, Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội sau khi tăng vốn năm 2021 thì đã có vốn điều lệ gần 700 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này ở mức 719 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả ở cùng thời điểm ở mức hơn 500 tỷ đồng, tương đương 73% vốn chủ sở hữu. So với đầu năm, nợ phải trải của doanh nghiệp này đã giảm khoảng 150 tỷ đồng.

Vì thế, quy mô tổng tài sản của Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội cũng theo đó bị thu hẹp đôi chút xuống mức 1.243 tỷ đồng vào cuối 2023, chấm dứt giai đoạn liên tục mở rộng. Trước đó, tổng tài sản của doanh nghiệp này liên tục tăng từ mức gần 650 tỷ cuối năm 2019 lên gần 1.400 tỷ vào cuối năm 2022, tức là gấp hơn 2 lần.

Bí ẩn doanh nghiệp ‘hạt nhân’ trong hệ sinh thái của ông chủ dự án Phương Đông Green Park vừa bị Thanh tra Chính phủ đề nghị chuyển Bộ Công an tiếp nhận điều tra: Kiếm hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng lợi nhuận ‘có như không’  - Ảnh 1

Mặc dù quy mô không nhỏ nhưng kết quả kinh doanh của Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội là khá khiêm tốn. Doanh thu năm 2023 đạt hơn 500 tỷ đồng, tăng gần 13% so với năm trước. Đây là mức doanh thu cao thứ 2 trong vòng 5 năm trở lại đây của doanh nghiệp này. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh đến 85% xuống chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ đồng.

Thực tế, những năm qua lợi nhuận của Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội đều rất mỏng, cao nhất đạt được năm 2020 cũng chỉ 19 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận ròng 5 năm gần nhất chỉ đạt chưa đến 40 tỷ đồng. Lãi mỏng, thuế TNDN Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội đóng cũng nhỏ giọt vài tỷ trong khi tổng doanh thu 5 năm qua lên đến gần 2.400 tỷ đồng.

Tin Cùng Chuyên Mục