Bằng chứng doanh số VJC tăng khá tốt khiến giới phân tích lo ngại cho thị phần tương lai của "anh cả" Vietnam Airlines (HVN). Ngược lại tại HVN, doanh thu vận chuyển có sự sụt giảm nhẹ tỷ trọng trên tổng doanh thu từ năm 2017 đến 9 tháng đầu năm nay.
Ngành hàng không nhìn từ đầu năm đến nay trọng tâm rơi vào hai vấn đề, giá dầu tăng mạnh đi cùng biến động tỷ giá, dẫn đến lo ngại cho áp lực giá vốn làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Sớm dự báo từ quý đầu tiên, nhiều quan điểm đặt vấn đề với tăng trưởng của Vietnam Airlines (HVN) hay Vietjet Air (VJC) khi chi phí xăng sử dụng cho các chuyến bay Jet-A1 bắt đầu khó kiểm soát và bật tăng trở lại từ 2016 theo biến động của giá dầu. Chưa hết, biến động tỷ giá thời gian qua cũng phần nào làm doanh nghiệp hàng không "đau đầu", khi tác động trực tiếp đến chi phí tài chính trên các khoản vay ngoại tệ chi dùng cho việc mua sắm tàu bay.
Tự nhìn nhận được rủi ro, Vietnam Airlines và cả Vietjet Air đều đã có những biện pháp phòng hộ, tuy nhiên đến quý 3 năm nay cả hai "ông lớn" này đều không thoát khỏi sự giảm tốc. Kết quả thực tế, quý 3 ghi nhận sự giảm nhiệt ở hầu hết các đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng không, trước bối cảnh giá dầu lên cao.
Khó khăn tăng giá phù hợp với mức tăng giá dầu
Riêng Vietnam Airlines (HVN), kết thúc 9 tháng đầu năm 2018, Công ty ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu tương đối ổn định ở mức 18%. Tuy vậy, giá vốn tăng cao khiến biên lợi nhuận gộp HVN suy giảm từ mức 15,24% xuống còn 13,4%. Đồng thời việc không ghi nhận phần doanh thu khác từ hoạt động SLB trong năm nay khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm 13% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt 1.714 tỷ đồng.
Nói về kết quả kinh doanh của mình, phía HVN cho biết trong quý 3 doanh thu bình quân khách nội địa tăng và khách quốc tế đều tăng; doanh thu bình quân hàng hóa nội địa và quốc tế tăng cũng tăng mạnh. Tuy nhiên chi phí giá vốn tăng do ảnh hưởng từ giá nguyên liệu tăng cao, tỷ giá USD/VND cũng tăng 2% so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, trong báo cáo mới đây Chứng khoán Phú Hưng (PHS) còn cho rằng các hãng hàng không đều đẩy mạnh mảng hoạt động bán hàng phụ trợ nhằm bù đắp khi mảng vận tải hàng không chịu áp lực chưa thể điều chỉnh giá vé tăng tương ứng với đà tăng của giá nguyên liệu bay trong thời gian qua.
Đẩy mạnh phụ trợ có thể giúp HVN tăng trưởng trở lại vào năm 2019
Riêng HVN, PHS kỳ vọng Công ty duy trì tốc độ tăng trưởng mảng hành khách ổn định ở mức 12% - tương đương với tốc độ tăng trưởng dự kiến của toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng trong năm được hỗ trợ khi giá vé trung bình của HVN có thể sẽ tiếp tục cải thiện khi giá nguyên liệu đã tăng mạnh trong thời gian qua – đặc biệt là ở mảng vận chuyển hành khách nội địa.
Ngoài ra việc đẩy mạnh các mảng hoạt động phụ trợ có thể giúp HVN tìm thêm hướng đi mới trong điều kiện giá vé gặp khó khăn trong việc thay đổi phù hợp với giá nguyên liệu đầu vào. Do đó, PHS cũng giả định rằng HVN có thể sẽ đẩy mạnh khai thác, kinh doanh mảng này nhằm bù đắp cho việc HVN có thể sẽ không hoàn toàn đẩy hết chi phí đầu vào giá vé cho người tiêu dùng.
Tốc độ tăng trưởng mảng hành khách HVN dự ổn định ở mức 12% - tương đương với tốc độ tăng trưởng dự kiến của toàn ngành.
Rủi ro từ sức ép cạnh tranh với đối thủ giá rẻ
Ngược lại, vẫn còn rất nhiều rủi ro cho Vietnam Airlines thời gian tới. Thứ nhất, rủi ro nguyên liệu đầu vào khi giá dầu tăng đang ảnh hưởng chung tới lợi nhuận toàn ngành. Mặc dù giá dầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian gần đây, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không.
Thứ hai, sức ép cạnh tranh tới từ các đối thủ giá rẻ cũng khiến cho HVN gặp nhiều khó khăn khi khách hàng có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng các loại hình dịch vụ với giá cả thấp hơn. Khác với hãng hàng không giá rẻ Vietjet Airs (VJC), hãng Vietnam Airlines lựa chọn chất lượng phục vụ cao với định hướng khách hàng khác đối thủ, mức giá theo đó cao hơn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây khách hàng, đặc biệt hành khách trong nước dần chuyển dịch sang chọn dịch vụ hàng không giá rẻ, bằng chứng doanh số VJC tăng khá tốt khiến giới phân tích lo ngại cho thị phần tương lai của "anh cả" HVN. Ngược lại tại HVN, doanh thu vận chuyển có sự sụt giảm nhẹ tỷ trọng trên tổng doanh thu từ năm 2017 đến 9 tháng đầu năm nay.
Ngược lại tại HVN, doanh thu vận chuyển có sự sụt giảm nhẹ tỷ trọng trên tổng doanh thu từ năm 2017 đến 9 tháng đầu năm nay.
Cuối cùng là rủi ro về tỷ giá trong giai đoạn hiện tại khi tiền đồng chịu sức ép có thể khiến lợi nhuận của HVN gặp vấn đề trong tương lai.
Mặt khác, PHS cũng đặt vấn đề về rủi ro trong trung hạn khi các cảng hàng không lớn như Nội Bài và Tân Sơn Nhất đi vào bảo dưỡng có thể ảnh hưởng tới kế hoạch khai thác của HVN.