Vay tiền đâu có dễ?
Đã 54 tuổi, chị Ngọc Thơ (Hồng Ngự, Đồng Tháp) phải đi vay tiền để sửa lại mấy căn phòng trọ công nhân của mình. Dù thu nhập hàng tháng của người phụ nữ độc thân này chừng 25 triệu đồng nhưng trừ chi phí, chị vẫn không đủ tích lũy để sửa nhà trọ. Giải pháp duy nhất của chị là đi vay. Khó khăn hơn là chị Bạch Huệ, bán bánh xèo ở chợ đầu mối phía Nam thành phố Kon Tum. Chị Huệ là mẹ đơn thân, là lao động chính trong gia đình có mẹ già và người anh thiểu năng trí tuệ. Quán ăn là “cần câu cơm” duy nhất của cả gia đình và để có nó, chị cũng đã phải đi vay. Nhưng hành trình vay của chị Thơ, chị Huệ không hề đơn giản.
Đầu tiên, họ muốn vay bạn bè, người thân nhưng những người quanh họ thường chẳng có để cho vay. Vay từ ngân hàng hay công ty tài chính thì nhiều người nghĩ đến, cụ thể là 72% theo khảo sát của Decision Lab năm 2023, nhưng lại có tới 52% không tin là mình có thể vay được. Lý do chủ yếu là không chứng minh được thu nhập ổn định, không vướng nợ xấu và “không biết đường” làm thủ tục vay.
Về phía các công ty tài chính, năm 2023, việc duyệt vay cũng không dễ như trước. Năm 2023, suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nhiều người lao động Việt, 30% người lao động bị giảm thu nhập từ 10% - 50%; 21% luôn “thiếu trước hụt sau” và 56% chỉ “duy trì” được 1 tháng nếu không có hỗ trợ tài chính. Vì thế, việc duyệt cũng có phần khó hơn là dễ hiểu, chủ yếu là do e ngại khách hàng không có nguồn thu để trả nợ rồi dẫn đến việc bùng nợ.
Làm sao để thoát khỏi thế khó
Năm 2023, thị trường cho vay tiêu dùng, cho vay dưới chuẩn gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là việc xuất hiện nhiều hội nhóm bùng nợ trên mạng xã hội. Tiếp đến là việc các công ty tài chính “đua” nhau báo lỗ hoặc giảm doanh thu, giảm lợi nhuận khiến bức tranh thị trường có nhiều gam màu ảm đạm. Từ đó, vấn đề trách nhiệm của cả hai bên, người cho vay và người đi vay, lại được nhắc tới. Thậm chí, “Cho vay có trách nhiệm” được xem là thước đo giá trị tổ chức tín dụng còn “Chỉ vay khi thực sự cần” là thước đo giá trị khách hàng.
Với người cho vay, trách nhiệm là việc cung cấp các sản phẩm vay phù hợp với lãi suất cạnh tranh và nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Cùng với đó, các điều kiện vay phải rõ ràng, thống nhất. Đặc biệt, công khai toàn bộ lãi phí sẽ thu trong toàn bộ quá trình vay là trách nhiệm quan trọng hàng đầu. Theo Decision Lab, có tới 59% tỏ ra ấn tượng với những tổ chức tín dụng công khai lãi phí như thế và ấn tượng đó tác động rất nhiều đến quyết định vay. Các yếu tố khác như lãi suất cạnh tranh hay thương hiệu uy tín đứng ở các vị trí tiếp theo với tỉ lệ là 57% và 56%.
Với người đi vay, trách nhiệm được hiểu là Chỉ vay khi thực sự cần, tức là vay để làm những việc thiết thực, không nên vay nợ quá nhiều, càng không nên vay để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi, đua đòi trước mắt, chỉ nên vay đủ số tiền mình cần, vay trong khả năng chi trả để tránh rơi vào vòng xoáy nợ nần. Theo lý giải của F88, đơn vị khởi xướng và lan tỏa thông điệp “Chỉ vay khi thực sự cần”, thì trường hợp cần có nghĩa là vay để đầu tư sản xuất, học tập, khám chữa bệnh hoặc các việc chính đáng khác. Những trường hợp như chị Thơ, chị Huệ đề cập phía trên được coi là những trường hợp cần và F88 đã nhanh chóng giải ngân, giúp họ có điều kiện tài chính để thay đổi cuộc sống. Khi đó, tâm lý và cảm giác bị làm khó sẽ tự tiêu tan.
Chuỗi cầm đồ F88 vốn là cái tên chịu nhiều điều tiếng bởi việc nhiều người chưa hiểu rõ cách thức và những đặc thù của ngành cầm đồ cũng như còn định kiến về mô hình cầm đồ tự phát trước đây. Nhưng cũng cần nhìn nhận F88 là doanh nghiệp đã làm thay đổi toàn bộ thị trường cầm đồ theo hướng tích cực hơn. Một số việc làm tiên phong của F88 là áp dụng quy trình định giá tài sản thống nhất, nâng chuẩn dịch vụ khách hàng, công khai mọi chi phí vay mà khách hàng cần trả, triển khai các gói vay ưu đãi, chương trình hỗ trợ giảm gốc và lãi, lắng nghe trải nghiệm khách hàng và giải quyết khiếu nại nhanh chóng, rõ ràng.