Ngày pháp luật

Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 về số dự án đầu tư ở Việt Nam

Theo Kinh tế Sài Gòn

Vượt qua những nền kinh tế có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Singapore, trong 9 tháng đầu năm nay nguồn đầu tư từ Trung Quốc vươn lên đứng thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau nguồn đầu tư đến từ xứ sở kim chi.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 9/2020, cả nước thu hút được 1,66 tỷ USD Mỹ vốn ngoại, nâng tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 9 tháng đạt 21,2 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, có 1.947 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 29,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Dây chuyền sản xuất tất tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam, vốn đầu tư của Trung Quốc, tại khu công nghiệp VSIP (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN
Dây chuyền sản xuất tất tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam, vốn đầu tư của Trung Quốc, tại khu công nghiệp VSIP (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN

Về vốn điều chỉnh, có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.

Và trong cùng thời gian trên, cả nước có 5.172 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 20,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh, thành phố. Trong đó tỉnh Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với một dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; TPHCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 3,25 tỷ USD.

Nếu xét theo số lượng dự án mới, TPHCM dẫn đầu với 719 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 409 dự án, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ ba với 119 dự án.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm nay có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, từ gần 40% trong 9 tháng năm 2019 xuống 27% trong 9 tháng năm 2020.

Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,17 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan.

Nếu xét theo số lượng dự án mới, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 499 dự án, Trung Quốc đứng thứ hai với 271 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 209 dự án, Singapore đứng thứ tư với 173 dự án.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh, thành phố, trong đó tỉnh Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

TPHCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 3,25 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư, Hà Nội đứng thứ ba với 2,92 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, thành phố Hải Phòng.

Nếu xét theo số lượng dự án mới, TPHCM dẫn đầu với 719 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 409 dự án, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ ba với 119 dự án.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục