Mekong Capital là một trong những công ty đầu tư tư nhân đầu tiên tại Việt Nam với nhiều khoản đầu tư thành công như Thế Giới Di Động, Golden Gate, PNJ, Masan, Pizza 4P's... Hiện tại, đây cũng là quỹ đứng sau Pharmacity, Marou Chocolate, F88, LiveSpo, Gene Solutions…
Trong chương trình The Insight do ZingNews phát sóng mới đây, ông Chad Ovel, Tổng giám đốc Mekong Capital đã có một vài chia sẻ về việc rót vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể nói, dù giai đoạn nền kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều thách thức, danh mục đầu tư của Mekong Capital vẫn tăng trưởng.
Nói rõ hơn về điều này, ông Chad Ovel cho biết: "Chúng tôi lựa chọn đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định và ít bị ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô. Mekong Capital từng đầu tư vào hai công ty bất động sản khoảng 15 năm trước, nhưng nhận thấy lĩnh vực này có tính chu kỳ nên quyết định không tham gia nữa. Thay vào đó, chúng tôi thích đầu tư vào những ngành có sự tăng trưởng liên tục qua từng năm và ít chịu tác động của nền kinh tế vĩ mô”.
Ông Chad Ovel cũng chia sẻ thêm một ví dụ khác về lĩnh vực xuất khẩu. Theo đó, 20 năm trước, hầu hết khoản đầu tư trong quỹ đầu tiên của Mekong Capital đều ở trong lĩnh vực sản xuất như dệt may, đồ nội thất,… Phía nhận thấy sức tiêu dùng giày dép và quần áo ở Mỹ và châu Âu giảm, dẫn đến việc các khoản đầu tư cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, Mekong Capital không còn đầu tư vào ngành sản xuất và xuất khẩu nữa.
Tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp để "rót tiền"
Mekong Capital đưa ra bộ tiêu chí riêng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp để đầu tư. “Đầu tiên, chúng tôi sẽ đánh giá tầm nhìn cho tương lai của các nhà sáng lập. Định hướng phát triển công ty như thế nào? Họ đang hình dung công ty của mình như thế nào trong tương lai?
Chúng tôi thực sự muốn biết doanh nghiệp tương lai mà họ đang kiến tạo. Đó chính là điều mà Mekong Capital sẽ đầu tư vào. Chúng tôi cảm thấy hứng thú với tầm nhìn, và đó là tiêu chí quan trọng nhất đối với Mekong Capital trong việc chọn lựa các khoản đầu tư”, ông Chad Ovel chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông Chad Ovel chia sẻ về hình mẫu nhà sáng lập mà Mekong Capital muốn đồng hành. Theo đó, những nhà sáng lập cởi mở với việc hợp tác cùng các cổ đông mới sẽ là những người lý tưởng nhất.
Ở thời điểm hiện tại, điều quan trọng nhất mà Mekong Capital đánh giá về doanh nghiệp trước khi rót vốn đầu tư là khả năng sinh lời từ đơn vị kinh tế. “Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh của họ đang tạo ra dòng tiền, dù là nhà hàng, cửa hàng hay trường học. Nếu làm được điều này, có nghĩa là doanh nghiệp đang vận hành mô hình kinh doanh một cách hiệu quả. Mô hình này đã sẵn sàng để nhân rộng, và các nhà sáng lập cần gọi vốn hoặc bắt tay với các đối tác mới”, vị Tổng giám đốc của Mekong Capital chia sẻ.
Mekong Capital không chấp nhận rủi ro đầu tư mô hình kinh doanh mới
Bên cạnh những tiêu chí trên, Tổng giám đốc Mekong Capital cũng cho biết không chỉ các doanh nghiệp đã trưởng thành, mà sẵn sàng rót vốn vào các công ty non trẻ.
“Chúng tôi muốn đầu tư vào các mô hình kinh doanh đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, Mekong Capital không chấp nhận rủi ro đầu tư vào mô hình kinh doanh chưa từng xuất hiện hoặc quá mới tại Việt Nam”, ông Chad Ovel cho biết.
Cũng theo vị lãnh đạo này, tiêu chí “rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao” có thể làm giảm lợi nhuận đầu tư, và đó là lý do Mekong Capital không đầu tư vào các công ty đã quá trưởng thành.
Năm 2006, quỹ Mekong Capital đầu tư vào chuỗi cửa hàng bán lẻ smartphone Thế Giới Di Động. Thời điểm đó, họ có chưa đến 10 cửa hàng nhưng hiện nay, họ chiếm tới gần 50% thị phần bán lẻ điện thoại ở Việt Nam. Đây là lĩnh vực mà Thế Giới Di Động và FPT Shop đang thống trị.
Mặc dù hiện vẫn có một số đơn vị khác đang chiếm một phần thị phần trên thị trường này, nhưng dự địa phát triển không còn nhiều. Vì vậy, chúng tôi sẽ không đầu tư vào những doanh nghiệp đã quá trưởng thành”, ông Chad Ovel cho biết.
F88 cũng có một nhóm đồng sáng lập luôn quan tâm đến khách hàng và nhân viên. Và theo ông, thương vụ này đang trên đà trở thành câu chuyện thành công tiếp theo của Mekong Capital.
Đồng thời, ông Chad Ovel cũng đánh giá các cơ hội trên thị trường bán lẻ đang dần thu hẹp, thay vào đó, Mekong Capital tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực công nghệ sinh học.
Mặt khác, ông nói rằng Mekong Capital không phải một mạo hiểm, những có khả năng chấp nhận rủi ro cao, đầu tư vào 50 thương vụ và hy vọng một trong số này thành công. Trong khi đó, mô hình của Mekong Capital thực hiện khoảng 8 - 10 khoản đầu tư trong một quỹ. Đối với mô hình này, Mekong Capital chấp nhận rủi ro, nhưng rủi ro ở đây là công ty có tăng trưởng nhanh hay không, chứ không phải rủi ro về mô hình kinh doanh.