Leland Miller, Giám đốc điều hành China Beige Book, đã thu thập dữ liệu khảo sát từ nhiều công ty Trung Quốc với những nền công nghiệp khác nhau để đưa ra một bản báo cáo kinh tế chi tiết và trung thực nhất so với những số liệu được công bố hiện nay từ chính phủ Trung Quốc.
Trong một bài phỏng vấn, Miller cho biết:“Tình hình thực tế thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì được công bố trên truyền thông ”.
Nguồn dữ liệu của China Beige Book có đáng tin cậy, so với những gì đã xuất hiện và được công bố trên các phương tiện truyền thông không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh báo cáo của China Beige Book.
Tuy nhiên, nhớ lại mùa đông năm 2017-2018, báo cáo của công ty cũng chỉ ra rất rõ rằng: trái ngược với những gì mà chính phủ đã tuyên bố trên truyền thông về việc chuyển đổi nên kinh tế tập trung vào các ngành dịch vụ, thì thực tế ngành sản xuất thép lại phát triển mạnh mẽ. Vài tháng sau, chính quyền Trump đã khiến việc sản xuất thép trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng và đột nhiên, báo cáo của Miller đã được nhắc lại trong thời gian đó.
Dưới đây là chi tiết cuộc phỏng vấn giữa MarketWatch với Miller về tác động, ảnh hưởng của Covid-19 đối với Trung Quốc nói riêng cũng như nền kinh tế và thị trường toàn cầu nói chung.
MarketWatch: Tình hình ở Trung Quốc hiện nay xấu đến mức nào?
Leland Miller: Từ năm 2012, khi chúng tôi bắt đầu thu thập dữ liệu, chưa bao giờ nhìn thấy các chỉ số chuyển sang mức đáng báo động. Tuy nhiên tháng này đã có. Các dữ liệu cho thấy gần đây mọi chỉ số tang trưởng chính đều sụt giảm. Và chúng tôi đã biết điều này từ rất sớm.
MarketWatch: Dữ liệu chính nào khiến bạn khẳng định những điều nói trên?
Miller: Đó chính là những con số trong lĩnh vực bất động sản. Lĩnh vực này hiện nằm ở cuối bảng trong số những ngành chịu ảnh hưởng của covid-19. Với người Trung Quốc, nhà ở rất quan trọng bởi đó là tài sản lớn của họ mà bất kỳ người dân nào cũng đều sở hữu. Và hiện tại, họ không thể kiếm được tiền trên chính tài sản của họ vì đang bị mắc kẹt bởi dịch bệnh. Thị trường trái phiếu, chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19. Và hiện tại, chính phủ nước này cũng đang lo lắng trước khủng hoảng này, khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trên bờ vực phá sản, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.
Về mặt tích cực, chúng tôi thấy nhu cầu tìm kiếm việc làm biến động rất ít. Bởi nền kinh tế có thể bị ngừng trệ trong một thời gian dài, nhưng các công ty vẫn không vì thế mà sa thải nhân viên.
MarketWatch: Ông có thể nói thêm về việc chính phủ Trung Quốc có thể làm gì để cải thiện và kích thích nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới?
Miller: Điều lo lắng lớn nhất hiện nay là hàng triệu công ty phá sản sẽ không còn dòng tiền. Và chính phủ không muốn điều đó xảy ra bởi khi đó sẽ là một thảm họa. Và việc sa thải hàng loạt tất yếu sẽ diễn ra. Vì vậy, nhiều người đang trông chờ liệu Trung Quốc sẽ làm gì về chính sách tài khóa và tiền tệ, mặc dù hiện nay nhà nước vẫn kiểm soát gần như tất các các lĩnh vực. Hệ thống ngân hàng do nhà nước điều hành, có thể làm theo mọi sự chỉ đạo từ nhà nước, như không gọi vốn vay. Và đòn bẩy quan trọng mà đơn giản nhất là không cho phép các ngân hàng gọi vốn vay.
MarketWatch: Tình hình kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với các nước khác: thị trường, tăng trưởng kinh tế, chuỗi cung ứng…?
Miller: Tôi hy vọng, sẽ có thêm những dấu hiệu tốt với nền kinh tế vì trong tháng 3, các công sẽ sẽ bắt đầu hoạt động trở lại và hy vọng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Những điều kiện và dữ liệu sẽ vì thế mà được cải thiện. Trung Quốc là cửa ngõ quan trong trong chuỗi cung ứng hàng hóa của toàn thế giới. Các nhà máy sản xuất ô tô trên toàn thế giới đều sử dụng linh kiện của Trung Quốc, là nguồn cung quan trọng của ngành sản xuất ô tô thế giới. Ngược lại, Trung Quốc cũng là nơi tiêu thụ nhiều hàng hóa của thế giới, nhất là dầu. Ngay cả khi ổ dịch được ngăn chặn, thì tác động của nền kinh tế cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
MarketWatch: Các nhà đầu tư Mỹ nên phân tích các báo cáo sắp được công bố ở Trung Quốc như thế nào?
Miller: Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, bất cứ báo cáo nào xuất phát từ Trung Quốc, dù là kinh tế hay y tế đều mang tính chính trị. Vì vậy, chúng ta cần cẩn trọng với những báo cáo này, không dễ dàng để tin tưởng hoàn toàn vào đó.