Đối với Amazon, để duy trì sự cạnh tranh trong tương lai, các nhân viên cần phải đau đáu nỗi lo lắng rằng công ty mình không còn là sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng và họ cần cải tiến liên tục, thử nghiệm, đổi mới trong mọi sáng kiến.
Ông chia sẻ: "Tôi liên tục nhắc nhở nhân viên phải lo lắng, thậm chí giữ sự sợ hãi cả trong giấc ngủ. Khách hàng trung thành là nhân tố góp phần khẳng định vị trí của chúng tôi trên thị trường, cho đến khi người thứ hai cung cấp cho họ dịch vụ tốt hơn chúng tôi".
Sử dụng nỗi sợ làm động cơ thúc đẩy hiệu quả công việc cũng là một chiến lược tốt đối với Tim Ferris.
Ông Ferris, một trong những tác giả bán chạy nhất thường tự thiết lập sự sợ hãi bằng cách viết ra nỗi sợ của mình, điều gì làm dẫn đến nó và cách ngăn chặn nỗi sợ đó. Ông nói rằng chiến thắng lớn nhất của mình có mối liên kết chặt chẽ với quá trình này, giúp ông vượt qua thất bại để tìm đến thành công.
Bà Indra Nooyi, CEO của tập đoàn PepsiCo cũng sử dụng cách tương tự để làm bàn đạp cho những dự định tiếp theo của mình. Khi bà lần đầu tiên nắm quyền lãnh đạo tại PepsiCo, Nooyi mang đến những ý tưởng mới lạ như tập trung vào các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ và thiết kế lại mẫu mã. Tầm nhìn của Nooyi đã giúp thay đổi công ty đồng thời biến cô trở thành nhân vật kinh doanh hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 của Bloomberg, vị giám đốc điều hành này đã thừa nhật rằng nỗi sợ hãi đã góp phần lớn vào chiến lược kinh doanh và sức sáng tạo mạnh mẽ của bà.
Bà nói: "Tôi luôn lo sợ rằng nếu mình thất bại, tôi có thể phải quay trở lại với thứ gì đó mà tôi không mong muốn, nỗi sợ luôn thôi thúc tôi nỗ lực làm việc tốt hơn mỗi ngày".
Điều tương tự cũng xảy ra với Bezos, người không cho phép nỗi sợ thất bại ngăn mình khỏi việc học hỏi và thử những điều mới mẻ. Ví dụ, kể từ năm 1994, Amazon đã không chỉ vượt ra khỏi ranh giới chỉ bán sách trực tuyến mà còn cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, cho đến tạp phẩm và dụng cụ ăn uống.
Bezos cho biết: "Để phát minh ra thứ gì đó bạn phải trải qua các cuộc thử nghiệm, nếu biết trước rằng nó sẽ hiệu quả, đó không phải là thử nghiệm. Thất bại và phát minh là ‘cặp song sinh’ không thể tách rời".
Đối với Bezos, những thử nghiệm đó được đánh đổi bằng số tiền vô cùng lớn, nhưng đổi lại, bản thân ông hiện nay nắm giữ khối tài sản hơn 156 tỷ đô la và Amazon đã sẵn sàng trở thành doanh nghiệp nghìn tỷ đô tiếp theo.