Đối tượng mạo danh khuynh đảo thị trường
Các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép ra đời với mục đích mang đến giải pháp vốn nhanh, an toàn cho người yếu thế. Tuy nhiên không lâu sau đó các đối tượng cho vay bất hợp pháp đã lợi dụng mô hình này thông qua các ứng dụng để đưa ra hàng loạt thủ đoạn lừa đảo tinh vi tấn công vào lòng tin, sự khó khăn và nỗi sợ hãi của người có nhu cầu về tiền mặt.
Mạo danh nhân viên công ty tài chính là cách nhanh nhất để những đối tượng lừa đảo tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay tiền mặt. Bằng nhiều cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp với nội dung chào mời hấp dẫn. Khách hàng có nhu cầu vay tiền mặt đều mong muốn có được tiền nhanh chóng nên dù vô tình hay “cố ý” đều gặp “không lối thoát”. Các hình thức lừa đảo phổ biến mà khách hàng vay tiêu dùng thường gặp trong thời gian qua được đề cập dưới dạng “trực tuyến” và “ngoại tuyến”.
Ngoài cách tiếp cận qua các kênh trực tuyến, cách tiếp cận trực tiếp truyền thống cũng được những kẻ lừa đảo lựa chọn. Việc gắn logo tương tự công ty tài chính được cấp phép tạo sự uy tín nhất định khi tiếp cận khách hàng bằng hình thức này. Từ đó, gây ra những “hiểu lầm” không đáng có cho những công ty bị đối tượng lừa đảo thiết kế những logo mà người bình thường khó nhận ra đâu là thật, đâu là giả.
Ngoài những cách tiếp cận nêu trên, không ít người vay tiền mặt đã “mất oan” vào tay kẻ lừa đảo với phí làm hồ sơ vay. Thực tế, nếu chịu khó tìm hiểu các nguồn thông tin chính thống từ website và hotline của công ty tài chính, khách hàng sẽ không phải trả một khoản phí gọi là phí làm hồ sơ.
Không chỉ là ở chiêu tiếp cận cho vay, hoạt động tiêu cực này còn được thể qua phương thức thu hồi nợ gây nhầm lẫn của các đối tượng này. Theo thông tin từ công ty tài chính FE Credit, thời gian qua đã có nhiều cá nhân lẫn tổ chức phản ánh vì bị nhân viên thu hồi nợ làm phiền dù không có khoản vay nào. Sau khi thực hiện rà soát thì phần lớn các cá nhân này đều bị các đối tượng lừa đảo, hay các ứng dụng cho vay khác mạo danh công ty tài chính gọi điện đòi nợ, uy hiếp dưới nhiều hình thức.
Có thể kể đến trường hợp của ông Hoàng Nam Tiến (lãnh đạo một doanh nghiệp lớn) bị nhiều người lấy danh nghĩa nhân viên FE Credit gọi điện nhắc nợ. Tuy nhiên sau khi nhận được phản ánh, công ty tiến hành tra soát thì số điện thoại của ông Tiến không có khoản vay nào từ FE Credit, hệ thống lưu trữ cuộc gọi cũng không ghi nhận thông tin tác động. Vì vậy không có cơ sở cho thấy sự liên quan của FE Credit đến các hoạt động thu hồi nợ trên.
Hay như trường hợp của bà Trương Huyền Toan bị gọi nhắc nợ và đe dọa trên mạng xã hội, bằng tờ rơi do liên quan đến nhiều cá nhân vay tiền ở nhiều ứng dụng khác. Sau khi phản ánh FE Credit cũng đã rà soát và không có thông tin khách hàng Toan bị nhắc nợ liên quan đến hợp đồng của doanh nghiệp. Trong đó kiểm tra liên kết thì những người thân của bà Toan có liên quan đến các khoản vay ở các đơn vị khác.
Việc nhiều người nhận được điện thoại nhắc nợ thông qua các đối tượng mạo danh như hai trường hợp trên ngày một nhiều. Trên không gian mạng những thủ thuật giả mạo tinh vi đã khuynh đảo thị trường tài chính tiêu dùng, gây nhiều thông tin khiến việc phân biệt và lựa chọn các công ty tài chính hợp pháp khó hơn. Ở chiều ngược lại, các công ty tài chính cũng không dễ tiếp cận hiệu quả với người có nhu cầu hoặc nghiệp vụ thu hồi nợ bị cản trở khi niềm tin của khách hàng bị ảnh hưởng.
Đau đầu để minh định
Sự chuẩn mực trong các quy định cho vay tiêu dùng đang bị các đối tượng xấu bóp méo ngày một trầm trọng hơn khiến cho nỗ lực minh định thị trường của các công ty tài chính hợp pháp không mang lại hiệu quả. Thêm vào đó sự hạn chế về nhận thức tài chính tiêu dùng, thiếu thông tin tham khảo của nhiều cá nhân cũng làm cho sự nhầm lẫn giữa công ty chính thống và bất hợp pháp trở nên trầm trọng hơn.
Trong nỗ lực của mình Trong khi đó về phía các công ty tài chính tiêu dùng cũng hướng đến việc xây dựng mô hình chuẩn chỉnh. Tiếp cận khách hàng cả cho vay lẫn thu hồi nợ theo một quy trình thống nhất, thái độ đúng mực, hướng đến các tiêu chuẩn về tín dụng bền vững.
Cụ thể, trong nỗ lực khắc phục tình trạng rối loạn của thị trường, FE Credit đã chủ động xây dựng được tiêu chí hoạt động chuẩn mực và mang tính hệ thống hơn. Điều tiên quyết là không có các hành vi bôi nhọ danh dự khách hàng trên mạng xã hội để thu hồi nợ.
Tiếp đó là nâng cấp các app cho vay theo hướng bảo mật và an toàn hơn. Sử dụng số điện thoại định danh FE Credit để liên hệ với khách hàng. Hoàn hệ thống chăm sóc khách hàng, ban hành quy chế nghiêm ngặt trong việc quản lý và xử lý nhân viên vi phạm, thậm chí với các nhân viên sai phạm, cấp quản lý trực tiếp cũng sẽ bị liên đới trách nhiệm.
Tuy nhiên các nỗ lực này “như muối bỏ bể” trong xu hướng “xâm lấn” ngày một nhiều với thủ đoạn tinh vi của các đối tượng, tổ chức cho vay phi chính thức. Đại diện nhiều công ty tài chính tiêu dùng chính thức cho rằng những nỗ lực đơn lẻ từ việc chuẩn hóa quy trình của họ không đủ để minh định thị trường nếu không có một hành lang pháp lý đủ mạnh để phân tách.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Đình Bắc, đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, hoạt động cho vay, cấp tín dụng thường được NHNN cấp phép và điều điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc các mô hình cho vay phi chính thức hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau khiến việc xử lý trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy việc cần thiết là có các thông tư chi tiết để điều chỉnh khu biệt chức năng quyền hạn cho vay trong một cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn. Điều này giúp tách bạch rõ ràng hoạt động chính thức và phi chính thức, phần nào khống chế được khả năng biến tướng của các mô hình mạo danh khác.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược NHNN cho rằng, công ty tài chính tiêu dùng chính thức có mục tiêu và sứ mệnh riêng “bọc lót” về nhu cầu vốn cho người yếu thế phía sau các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên thời gian gần đây mục tiêu này bị tác động tiêu cực bởi rất nhiều mô hình cho vay phi chính thức và mạo danh. Đây là một thiệt thòi lớn mà phần lớn các doanh nghiệp không có cơ sở để xử lý triệt để.