Ngày pháp luật

Tham vọng 20.000 tỷ, đại gia đình đám một thời âm thầm trở lại

Theo Quang Sơn/Dân Việt

"Vua cá tra" Hùng Vương tiết lộ tham vọng kinh doanh lớn, tài sản tăng mạnh trở lại.

Với nhiều sự kiện quốc tế lớn ảnh hưởng, đặc biệt là việc Thượng đỉnh Mỹ - Triều không đi đến được thỏa thuận chung, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch biến động khá mạnh. Chỉ số giảm mạnh 24,8 điểm vào phiên thứ Năm, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2018. Tuy nhiên, thị trường đã kịp hồi phục lại tốt trong phiên cuối tuần ngày 1/3.

Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch từ 25/2 đến 1/3, chỉ số VN-Index giảm 9,28 điểm (0,9%), xuống 979,63 điểm. Còn trên sàn Hà Nội, HNX-Index lại ghi nhận mức tăng 0,443 điểm (0,4%), lên 107,26 điểm.

Tham vọng 20.000 tỷ, đại gia đình đám một thời âm thầm trở lại - Ảnh 1

 Phiên tăng điểm vào cuối tuần giúp thị trường thu hẹp được đà giảm trong các phiên trước đó.

Điểm tích cực là khối lượng và giá trị giao dịch trên cả hai sàn vẫn tiếp tục được cải thiện so với các tuần trước đó, cho thấy sự lạc quan hơn của nhà đầu tư về triển vọng thị trường trong thời gian sắp tới.

Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trên sàn HOSE, khối này có 2 phiên mua ròng và 3 phiên bán ròng. Tổng giá trị bán ròng là gần 350 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, khối ngoại cũng thực hiện 3 phiên mua ròng và 2 phiên bán ròng. Tuy nhiên giá trị rút ròng trên HNX lại tăng đột biến và đạt gần 868 tỷ đồng. Tính chung trên cả ba sàn, khối ngoại đã bán ròng mạnh 50,61 triệu đơn vị, giá trị bán lên tới 1.183 tỷ đồng.

Các nhóm cổ phiếu lớn và chủ chốt hầu hết đều ghi nhận sự điều chỉnh. Điển hình là nhóm ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng như VNM ( giảm 5%), SAB (giảm 2%). Nhóm ngành ngân hàng cũng điều chỉnh khá trong tuần qua: BID (giảm 3,4%), MBB (giảm 3,11%), VPB (giảm 2,1%), TCB (giảm 4%), STB (giảm 3%)... Nhiều cổ phiếu bluechips cũng trong tình trạng tương tự: VIC của Vingroup giảm 1,62%, VHM của Vinhomes mất 2,26%, VNM của Vinamilk mất 5%.

Đáng chú ý, dòng tiền bất ngờ chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ và có tính đầu cơ cao. Điển hình như FLC (Tập đoàn FLC), QCG (Quốc Cường Gia Lai), HAG (Hoàng Anh Gia Lai), HSG (Tập đoàn Hoa Sen)… Trong đó HVG của Thủy sản Hùng Vương ghi nhận mức leo dốc mạnh nhất từ 5.310 đồng lên 6.540 đồng, tương ứng mức tăng 23,2% giá trị chỉ trong 1 tuần. Ông Dương Ngọc Minh (Chủ tịch Hùng Vương, sở hữu 86,88 triệu cổ phiếu HVG) đã có thêm gần 107 tỷ đồng, nâng khối tài sản chứng khoán của ông lên 568 tỷ đồng.

Tham vọng 20.000 tỷ, đại gia đình đám một thời âm thầm trở lại - Ảnh 2

 Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT Thủy sản Hùng Vương.

Mới đây, Hùng Vương đã tổ chức đại hội cổ đông với tham vọng kinh doanh lớn trong tương lai. Cụ thể, trong năm 2019, công ty này đặt kế hoạch doanh thu đạt 4.400 tỷ đồng và lãi ròng 100 tỷ đồng. Trong năm 2018, HVG chỉ lãi 1,5 tỷ đồng, còn lỗ lớn 713 tỷ đồng trong năm 2017 và lỗ gần 50 tỷ đồng trong năm 2016.

Tuy nhiên, đáng chú ý là dự kiến sau năm 2021, ông Dương Ngọc Minh sẽ rút lui khỏi Hùng Vương để trao quyền lại cho thế hệ mới đảm đương. Ông Minh chia sẻ rằng 2019 sẽ là một năm để sắp xếp tạo tiền đề, và dự báo Hùng Vương sẽ quay lại mức doanh thu 20.000 tỷ vào năm 2020.

Tin Cùng Chuyên Mục