Talkshow “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số”

Đoan Trang

Báo chí (BC) và doanh nghiệp (DN) luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời. Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức của nền kinh tế, trước yêu cầu của cách mạng số, cách mạng xanh, kinh tế xanh… cả BC và DN sẽ phải đổi mới, cải tổ lại bộ máy quản trị, nguồn nhân lực để đáp ứng và phát triển. Thực tế này đòi hỏi hai bên càng phải thắt chặt hơn nữa sợi dây kết đoàn để cùng nhau “Win – Win”. Đây cũng chính là ý nghĩa, mong muốn và mục đích hướng tới của Talkshow với chủ đề: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số”, do Ban Doanh nhân & Pháp luật và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp tổ chức.

Mối quan hệ cộng sinh…

Với chủ đề đầy hấp dẫn, mang tính thời sự nóng hổi, Talkshow: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” thực sự lôi cuốn, thu hút sự chú ý theo dõi và đón xem của quý vị, độc giả. Sự kiện càng thêm ý nghĩa khi diễn ra tại thời điểm kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024)…

Tham dự sự kiện đặc biệt này có sự hiện diện của TS.Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy; Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia; Ông Trần Hoàn Sinh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo; Bà Đỗ Phương Anh - CEO Công ty CP Thương mại & Dịch vụ KSTAR ANH; Đại diện Liên đoàn Hiệp hội Thẩm mỹ Hàn Quốc tại Việt Nam; Ông Nguyễn Trung Hiếu - Thành viên HĐQT; Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA); Diễn viên - doanh nhân Phan Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông PNA; MC Thanh Mai.

Nhấn mạnh vai trò của BC, DN và ý nghĩa của mối quan hệ cộng sinh này, TS.Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy; Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho rằng: “Không chỉ quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, BC còn nêu bật vai trò, trách nhiệm xã hội to lớn của DN; Không chỉ vậy, những điển hình, tấm gương tiêu biểu của DN, mô hình kinh doanh hiệu quả cũng được BC nhân rộng, lan tỏa ra cộng đồng. Bên cạnh những mặt tích cực, những việc chưa làm được, các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh cũng được BC phơi bày, phản ánh trước công luận góp phần tẩy chay cái xấu, cái ác, hướng tới một xã hội công bằng, văn minh và ngày càng tốt đẹp hơn”.

TS.Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy; Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam
TS.Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy; Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam

 

MC Thanh Mai
MC Thanh Mai

 

Diễn viên - doanh nhân Phan Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông PNA
Diễn viên - doanh nhân Phan Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông PNA

Là một lực lượng nòng cốt, “trụ đỡ” của nền kinh tế, cộng đồng DN ngày càng phát triển mạnh mẽ và tỏ rõ vai trò, thế mạnh của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tên tuổi DN, thương hiệu Việt luôn vang xa và vươn ra khắp khu vực và thế giới. Cộng đồng DN đóng góp ngày càng nhiều vào nền kinh tế đất nước, trách nhiệm xã hội của DN cũng ngày một sâu sắc hơn”. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, đặc biệt của cách mạng công nghiệp 4.0, những thành tựu đó là chưa đủ!”…

Các doanh nhân xuất hiện trên Ấn phẩm DN&PL (Báo Pháp luật Việt Nam)
Các doanh nhân xuất hiện trên Ấn phẩm DN&PL (Báo Pháp luật Việt Nam)

Chia sẻ về mối quan hệ tương hỗ này, bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia nêu quan điểm: “Trong một góc nhìn tích cực, sự hỗ trợ và hợp tác giữa DN và BC có thể giúp tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm xã hội của cả hai bên, từ đó góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng thông tin và kinh doanh lành mạnh. Điều này cũng có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và cơ hội phát triển bền vững cho cả hai phía”.

Theo nữ doanh nhân: Mối quan hệ tích cực giữa BC và DN thường được thể hiện qua việc: 1. Tạo ra thông tin chất lượng: DN cung cấp thông tin chính xác, toàn diện về hoạt động kinh doanh của mình cho BC. Điều này tạo ra các bài báo, bài phát thanh, hoặc bài viết truyền hình có chất lượng cao, mang lại giá trị cho độc giả và người xem; 2. Hỗ trợ tài chính và nguồn lực: DN có thể hỗ trợ BC thông qua quảng cáo, tài trợ sự kiện, hoặc cung cấp các nguồn lực khác như dữ liệu và thông tin nền. Điều này giúp BC duy trì hoạt động và bảo đảm sự đa dạng và chất lượng của thông tin. 3. Tạo ra cơ hội hợp tác: BC và DN có thể hợp tác trong các dự án nghiên cứu, sự kiện, hoặc chiến dịch truyền thông. Việc này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai bên mà còn mang lại lợi ích cho cả DN, BC và cộng đồng. 4. Điều chỉnh mối quan hệ thông qua giao tiếp và phản hồi: BC và DN có thể thiết lập các cơ chế giao tiếp, phản hồi để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột một cách xây dựng. Việc này giúp tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa hai bên.

Talkshow “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” - Ảnh 1

 

Các doanh nhân xuất hiện trên Ấn phẩm DN&PL (Báo Pháp luật Việt Nam)
Các doanh nhân xuất hiện trên Ấn phẩm DN&PL (Báo Pháp luật Việt Nam)

Nắm tay nhau vượt khó!

Theo TS.Vũ Hoài Nam: “Thời gian qua, do những khó khăn nội tại của nền kinh tế, xung đột chiến sự, dịch bệnh Covid-19… cộng đồng DN rơi vào tình thế vô cùng khó khăn. Và BC cũng không ngoại lệ. Lúc này đây, chúng ta càng phải nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt khó, vươn lên phát triển và phát triển một cách bền vững. Không chỉ DN, mà BC cũng phải “làm mới” mình, để có thể bắt nhịp, theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là kinh tế số”.

Talkshow “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số” - Ảnh 2

Để vượt qua những thách thức này, bà Nguyễn Thị Nhị cho rằng: “DN cần có chiến lược linh hoạt và sáng tạo, đồng thời liên tục học hỏi và thích nghi với sự biến đổi của thị trường và công nghệ. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể làm một số điều sau đây để hỗ trợ tốt nhất cho DN trong thời đại số: 1. Cung cấp thông tin chất lượng và chính xác: Các cơ quan BC cần bảo đảm rằng thông tin họ cung cấp về DN là chính xác và đáng tin cậy. Điều này giúp DN tạo dựng hình ảnh tích cực và minh bạch trong cộng đồng kinh doanh. 2. Phản ánh xu hướng và cơ hội trong công nghệ: Các cơ quan thông tin cần tìm hiểu, phản ánh những xu hướng và cơ hội mới trong công nghệ để DN có thể thích nghi và tận dụng. Việc này giúp DN cập nhật thông tin và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình một cách linh hoạt. 3. Tạo cơ hội giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm: Các sự kiện, diễn đàn hoặc hội thảo được tổ chức bởi các cơ quan thông tin có thể tạo ra cơ hội cho DN giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Điều này có thể giúp DN mở rộng mạng lưới quan hệ và học hỏi từ các trường hợp thành công!”.

“Đặc biệt, cần có sự chuyên nghiệp, trung thực và tôn trọng giữa các bên. Việc duy trì một môi trường làm việc mở cửa và công bằng cũng là yếu tố quan trọng để mối quan hệ này phát triển tích cực và bền vững” - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia khẳng định.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Thành viên HĐQT; Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA)

“Tôi luôn nghĩ BC là một cộng sự của DN, đòn bẩy giúp DN phát triển vững mạnh và lan tỏa những giá trị từ sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh của DN. Không chỉ vậy, nhờ BC trợ giúp, sản phẩm của các DN có thể đến với người tiêu dùng nhanh hơn, rộng hơn, tối ưu những chi phí vận hành. Về chiều ngược lại, DN cũng đã, đang và sẽ hỗ trợ, song hành cùng BC để BC thực hiện đúng vai trò cơ quan ngôn luận chính thống, được người dân tin và yêu.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Thành viên HĐQT; Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA)
Ông Nguyễn Trung Hiếu - Thành viên HĐQT; Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA)

Thời đại số lại là cơ hội giúp cho DN có thể phát triển bứt phá và bền vững. Những DN chủ động chuyển đổi số sẽ có những bước nhảy vọt so với những DN còn lại. Thời đại số giúp cho con người, DN phải liên tục cập nhập xu hướng, công nghệ, dòng chuyển động của xã hội để hỗ trợ trong việc định vị và tái cấu trúc trước những diễn biễn phức tạp như hiện nay. Và đương nhiên, với những DN chưa sẵn sàng, chủ động thích ứng với thời đại số, chưa quan tâm hoặc nghiêm túc trong việc chuyển đổi số trong việc quản trị DN thì đây sẽ là khó khăn, thách thức lớn.

Về đề xuất đối với các cơ quan thông tin đại chúng, tôi mong BC sẽ luôn ủng hộ DN, đứng trên phương diện giúp DN trên góc nhìn tích cực để phát triển kinh doanh bền vững. Ngược lại, sẽ quản lý chặt chẽ, hạn chế, đào thải những tổ chức, cơ quan lạm dụng BC để trục lợi, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế và đất nước. Về phía DN, tôi nghĩ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến BC, đặc biệt là những cơ quan ngôn luận chính thống, song hành hợp tác với BC thông qua các hội thảo hợp tác chiến lược giữa DN và BC”.

Bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia

“Thời đại số đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt rất nhiều thách thức cho DN. Có một số khó khăn và thách thức cụ thể mà DN đang và sẽ phải đối mặt, đó là: 1. Cạnh tranh khốc liệt: Sự phát triển của công nghệ và internet đã tạo ra môi trường cạnh tranh không ngừng nghỉ. DN phải đối mặt với sự cạnh tranh từ cả các đối thủ truyền thống và các công ty khởi nghiệp có mô hình kinh doanh linh hoạt và hiệu quả hơn. 2. Biến đổi kỹ thuật số: Sự chuyển đổi số đòi hỏi DN phải áp dụng và thích nghi với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máy học, blockchain, và Internet of Things (IoT). Việc này đặt ra thách thức về khả năng đầu tư và tính linh hoạt trong quản lý công nghệ thông tin. 3. Quản lý dữ liệu và bảo mật thông tin: Với sự gia tăng của dữ liệu và thông tin, việc quản lý và bảo mật dữ liệu trở thành một thách thức lớn. DN phải bảo đảm tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân và xây dựng các biện pháp bảo mật thông tin hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia
Bà Nguyễn Thị Nhị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và phát triển thương hiệu Quốc gia

4. Thay đổi trong hành vi và mong đợi của khách hàng: Khách hàng ngày càng đòi hỏi sự tiện lợi, tương tác nhanh chóng và trải nghiệm cá nhân hóa. Điều này đặt ra thách thức cho DN trong việc tạo ra các dịch vụ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mong đợi của khách hàng. 5. Biến đổi xã hội và môi trường: Sự tăng trưởng bền vững và sự chú trọng vào trách nhiệm xã hội đang là xu hướng ngày càng được nhấn mạnh. DN phải đối mặt với áp lực từ phía cộng đồng và các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề môi trường, xã hội…”.

Bà Đỗ Phương Anh - CEO Công ty CP Thương mại & Dịch vụ KSTAR ANH; Đại diện Liên đoàn Hiệp hội Thẩm mỹ Hàn Quốc tại Việt Nam

“Tiến trình phát triển của nền kinh tế là lời khẳng định cho vai trò và sự gắn kết giữa BC và DN. Về góc độ BC: BC đã tạo dựng, khẳng định thêm uy tín của DN đối với khách hàng và đối tác; Tăng cường sự nhận diện thương hiệu, nhân hiệu cho  DN;  Góp phần phản ánh, đánh giá các thông tin quan trọng giúp cho DN có góc nhìn đa chiều hơn; Mở rộng mạng lưới đối tác, khách hàng cho DN…

Bà Đỗ Phương Anh - CEO Công ty CP Thương mại & Dịch vụ KSTAR ANH; Đại diện Liên đoàn Hiệp hội Thẩm mỹ Hàn Quốc tại Việt Nam
Bà Đỗ Phương Anh - CEO Công ty CP Thương mại & Dịch vụ KSTAR ANH; Đại diện Liên đoàn Hiệp hội Thẩm mỹ Hàn Quốc tại Việt Nam

Về góc độ DN: DN luôn đồng hành chia sẻ những câu chuyện khởi nghiệp,  những thành công và insight độc đáo, những con số của sự phát triển DN giúp BC xây dựng nội dung phong phú hơn. Và tất nhiên, sự đồng hành, hỗ trợ từ DN cũng góp phần vào hoạt động của BC.

Thực tế, sự phát triển bùng nổ và chóng mặt của công nghệ số có nhiều cơ hội nhưng cũng vô cùng thách thức mà các DN đang gặp phải. Trước hết, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt buộc DN luôn phải đổi mới, tìm kiếm những hướng phát triển riêng, sản phẩm, dịch vụ  khác biệt, nổi bật để thu hút và giữ chân khách hàng. Quản trị và vận hành DN trong thời đại số, không chỉ là sản phẩm mà nhân sự  cũng cần phù hợp, thích ứng với mô hình và đổi mới.  Đặc biệt, DN phải tuân thủ các chính sách, sự quản lý của các sàn thương mại điện tử. Việc bảo mật các thông tin, dữ liệu của DN cũng luôn tìm giải pháp để được bảo đảm an toàn”.

Ông Trần Hoàn Sinh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo

“Trong thời đại số, DN phải đối mặt với nhiều thách thức như sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, cạnh tranh khốc liệt từ các DN trong và ngoài nước, nhu cầu ngày càng cao từ khách hàng về trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ…

Ông Trần Hoàn Sinh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo
Ông Trần Hoàn Sinh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo

Để hỗ trợ tốt nhất cho DN, các cơ quan thông tin đại chúng cần bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và có giá trị, giúp DN nắm bắt nhanh chóng các xu hướng thị trường. Họ cũng nên tạo điều kiện để DN có thể chia sẻ thông tin và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả. Các kênh truyền thông của BC chính thống vẫn là kênh truyền thông uy tín và chất lượng nhất với người tiêu dùng.

Về phía Salonzo, chúng tôi đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và số hóa các quy trình quản lý. Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt chú trọng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ để nhằm đem đến những giá trị thực và trải nghiệm tốt nhất tới khách hàng. Một kinh nghiệm đặc biệt của Salonzo là sự linh hoạt và sáng tạo trong kinh doanh. DN cần phải luôn sẵn sàng thay đổi và thích nghi với những biến động của thị trường, đồng thời không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển. Bên cạnh việc hợp tác truyền thông với các cơ quan BC, Salonzo cũng phát triển mảng truyền thông số trên các nền tảng internet và mạng xã hội để tiếp cận nhanh chóng và rộng rãi tới người tiêu dùng”.

Tin Cùng Chuyên Mục