Ngày pháp luật

Tài trợ khủng cho F1 Việt Nam, các “ông lớn” đang toan tính gì?

Phong Vân

Mức tài trợ “khủng” đã khiến việc đồng hành cùng giải đua xe tốn kém nhất thế giới F1 trở thành một quyết định đầu tư “cân não”, đòi hỏi những tính toán của doanh nghiệp trong chiến lược tài chính, kinh doanh và thương hiệu.

Khi Giải đua xe công thức 1 (F1) đầu tiên diễn ra vào năm 1950, hầu hết các nhà tài trợ tìm đến bằng niềm đam mê thuần túy dành cho môn thể thao tốc độ. Nhưng giờ đây, sau mỗi khoản tài trợ luôn là những chiến lược đầy toan tính của doanh nghiệp. 

Tầm nhìn toàn cầu

Thuở sơ khai của F1, các nhà tài trợ thường là những nhãn hàng có mối liên quan trực tiếp đến giải đua, như các doanh nghiệp sản xuất săm lốp, dầu khí, xe hơi… Mặc dù giữa nhà tài trợ, đội đua và ban tổ chức có mối quan hệ rất khăng khít, nhưng lúc này, lợi nhuận từ truyền thông không phải là mục tiêu cao nhất của các nhãn hàng.

Thay vào đó, điều mà các Mạnh thường uâqn mong muốn là thể hiện đẳng cấp thương hiệu và chất lượng sản phẩm, khẳng định niềm đam mê với lĩnh vực xe hơi - thể thao, cũng như xây dựng được một vài mối quan hệ đối tác làm ăn thân thiết.

Tài trợ khủng cho F1 Việt Nam, các “ông lớn” đang toan tính gì? - Ảnh 1

Các nhà tài trợ đầu tiên của F1 là những thương hiệu gắn liền với giải đua, như săm lốp, thiết bị ô tô và dầu khí. 

Đến nay, mục tiêu này không toàn toàn biến mất. Ví dụ như VinFast, việc đầu tư cho F1 chắc chắn là một bước đi đã được tính toán, cân nhắc cẩn trọng của hãng xe Việt.

Tiên phong “lĩnh xướng” và trở thành nhà tài trợ chính thức cho chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix, VinFast đã gắn tên mình với một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, thể hiện tầm nhìn toàn cầu, cũng như khát khao cống hiến cho nền công nghiệp ô tô nước nhà.

Tài trợ khủng cho F1 Việt Nam, các “ông lớn” đang toan tính gì? - Ảnh 2

Ngày 14/10/2019, Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) công bố VinFast là nhà tài trợ chính của chặng đua F1 lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam

Cái được lớn nhất và rõ ràng nhất mà VinFast nhận lại là sự lan tỏa mạnh của thương hiệu ô tô Việt. Vai trò nhà tài trợ chính của sự kiện đảm bảo cho VinFast quyền lợi đặt logo ở những vị trí nổi bật nhất trên trường đua cũng như xuất hiện trên các ấn phẩm truyền thông của chặng đua, giúp hãng xe Việt tiếp cận gần gũi đến 300.000 lượt khán giả và người hâm mộ trực tiếp tham dự sự kiện trong 3 ngày.

Thêm vào đó, với lợi thế là đường đua mới mang thách thức bậc nhất của mùa giải 2020, chặng đua tại Việt Nam sẽ thu hút một lượng lớn cơ quan báo chí quốc tế, qua đó đưa tên tuổi VinFast vươn rộng đến hàng trăm triệu khán giả toàn cầu. Trong đó, chiếm một tỷ lệ lớn là  khán giả châu Âu và Bắc Mỹ - 2 thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp này đang đặt mục tiêu tấn công trong những năm sắp tới.

Tài trợ khủng cho F1 Việt Nam, các “ông lớn” đang toan tính gì? - Ảnh 3

 Đường đua Hà Nội đang hoàn thiện hứa hẹn là một trong những đường đua thách thức bậc nhất của mùa giải, thu hút sự chú ý của giới mộ điệu.

Cơ hội khổng lồ

Không phải vô cớ mà đua xe F1 được ví như “cỗ máy in tiền”. Nếu chỉ nhìn vào chi phí mà quốc gia đăng cai, các đội đua và nhà tài trợ bỏ ra thì F1 chắc chắn là sự kiện tốn kém bậc nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chắc chắn không “chơi ngông” đến mức bỏ ra hàng trăm triệu USD chỉ để mua vui. Theo thống kê, giải đua F1 giúp mang về doanh thu cực lớn cho nước chủ nhà cũng như cơ hội kinh doanh khổng lồ cho các nhà tài trợ. 

Dễ thấy danh sách các nhà tài trợ của F1 ngày nay đã mở rộng đến rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống với mối liên quan mật thiết như thể thao, xe hơi, dầu khí, các nhà tài trợ lớn còn đến từ các nhóm ngành như tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin, hay thậm chí là giải trí, thời trang, phong cách sống... Với Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix, đó là những tên tuổi gạo cội của thế giới và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Heineken Silver, Ngân hàng LienVietPostBank, VPBank, MIK Group, Johnnie Walker.

Tài trợ khủng cho F1 Việt Nam, các “ông lớn” đang toan tính gì? - Ảnh 4

VPBank cũng không đứng ngoài cuộc chơi lớn.

Sự đa dạng trong thành phần nhà tài trợ và đơn vị đồng hành phần nào cho thấy F1 ngày nay không chỉ đơn thuần là một giải đua thể thao tốc độ mà còn là sự kiện mang đậm yếu tố giải trí, thời trang, âm nhạc, lễ hội, nơi hội tụ của người nổi tiếng, sự xa hoa, thời thượng và đẳng cấp. Chính vì thế, đây sẽ là cơ hội có một không hai để các thương hiệu giao lưu, gắn kết và mở ra triển vọng hợp tác với những “ông lớn” toàn cầu.

Bên cạnh đó, đua xe F1 hiện là sự kiện thể thao có số lượng người theo dõi nhiều nhất, chỉ đứng sau Olympic và FIFA World Cup. Nhưng nếu như Olympic và World Cup đều phải 4 năm mới diễn ra một lần thì F1 lại được tổ chức 2 tuần một lần suốt 9 tháng trong năm. Chính vì thế, F1 có thể tiếp cận được hàng tỷ lượt người - giấc mơ của bất cứ thương hiệu nào.

Ông Hans Erik Tuijt, Giám đốc Hoạt động tài trợ toàn cầu của Heineken, cho rằng việc liên kết với F1 giúp thương hiệu tạo ra những tương tác có ý nghĩa với người dùng, cũng như giúp đưa thông điệp “uống có trách nhiệm” của Heineken tới gần khách hàng hơn. Tài trợ cho F1 Việt Nam, mục tiêu của nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới là giành lại vị trí thống trị thị trường bia toàn cầu từ Budweiser, một chiến lược phụ thuộc vào việc mở rộng sự phổ biến của môn thể thao này ở châu Á.

Hiệu quả thực sự từ các khoản tài trợ “khủng” cho F1 Việt Nam của các thương hiệu có lẽ sẽ cần phải đợi sau khi “tâm bão” F1 qua đi mới đo lường cụ thể được. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng, F1 đang mở ra những cơ hội toàn cầu không thể bỏ lỡ cho doanh nghiệp Việt để trở thành một phần của sự kiện mang tính lịch sử này, dù là ở trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.

Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix - diễn ra từ ngày 3 đến 5/4/2020 tại Hà Nội là chặng đua mới nhất thuộc Giải Vô địch đua xe F1 thế giới 2020. Đây là chặng thứ 3 của mùa giải, ngay sau chặng đua ở Melbourne (Úc), Bahrain và nằm trong nhóm mở đầu các chặng đua tại khu vực Châu Á.

Tin Cùng Chuyên Mục