Ông chủ của Fast Retailing, công ty sở hữu thương hiệu Uniqlo, đã hưởng lợi rất nhiều từ sự phục hồi thị trường châu Á hậu làn sóng đầu tiên của Covid-19. Tài sản của người đàn ông giàu nhất Nhật Bản đã chạm mốc 28,9 tỷ USD, tăng 9,2 tỷ USD kể từ tháng 3 năm nay.
Tuy Fast Retailing còn sở hữu các thương hiệu khác như Theory, Helmut Lang, J Brand và G nhưng Uniqlo trở thành cổ máy kiếm tiền cho tập đoàn khi đóng góp đến 80% doanh thu hàng năm 21,3 tỷ USD.
Tại Nhật Bản và Trung Quốc, khách hàng mua sắm đổ xô đến các cửa hàng Uniqlo sau thời gian dài phải cách ly giúp cổ phiếu của Fast Retailing tăng tới 53% kể từ ngày 19/3. Hai quốc gia này chiếm đến 75% trong mạng lưới 2.200 cửa hàng trên toàn thế giới của Uniqlo.
Uniqlo đã đóng cửa một nửa trong số 748 cửa hàng tại Trung Quốc sau khi lệnh phong tỏa được áp dụng vào tháng 1. Sau đó, các cửa hàng đã dần dần mở lại tất cả vào cuối tháng 4. Tại Nhật Bản, 40% cửa hàng Uniqlo đã tạm thời đóng cửa vào tháng 5, nhưng mở cửa trở lại không lâu sau đó. Tháng trước, công ty đã mở 2 cửa hàng Uniqlo mới ở Tokyo tại khu phố cao cấp ở Ginza và trong trung tâm mua sắm của thành phố Harajuku.
Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực dễ thấy từ Covid-19 nhưng cũng không thể phủ nhận, dịch bệnh này đã mang đến cơ hội kinh doanh những sản phẩm chưa từng có cho công ty. Tháng 6 vừa qua, Uniqlo ra mắt loại khẩu trang AIRism và ngay lập tức tạo nên cơn sốt mua sắm online cũng như tại cửa hàng.
Theo chuyên gia phân tích cao cấp Dairo Murata của JP Morgan Tokyo cho rằng việc bán sản phẩm giá bình dân đáng đồng tiền khiến Uniqlo tương đối miễn dịch với suy thoái kinh tế. "Chu kỳ kinh tế đối xu hướng thời trang không có quá nhiều tác động vì chúng bắt nguồn từ nhu cầu thực tế và hãng là nhà cung cấp quần áo phổ thông”.
Uniqlo dự tính năm tài chính kết thúc vào ngày 31/8 sẽ ghi nhận mức doanh thu giảm nhẹ 9% xuống còn 2,09 tỷ Yên (19,3 tỷ USD). Vấn đề là múc lùi của lợi nhuận hoạt động sẽ lớn hơn nhiều do những chi phí cho phòng chống dịch, chỉ bằng 56% so với trước, đứng ở mức 145 tỷ Yên (1,34 tỷ USD).