Theo đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 89/2019 ngày 15-11-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016 và 30/2013 về các hoạt động kinh doanh ngành hàng không. Nghị định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Trong Nghị định mới này, mức vốn tối thiểu cho các hãng hàng không được giảm xuống cho các hãng có khai thác đường bay quốc tế với 10 tàu bay là 300 tỉ đồng; 11 đến 30 tàu bay là 600 tỉ đồng và trên 30 tàu bay là 700 tỉ đồng.
Trong khi đó, quy định cũ yêu cầu hãng hàng không nếu khai thác đường bay quốc tế phải có vốn tối thiểu 700 tỷ đồng để khai thác 10 tàu bay; 1.000 tỷ đồng với 11-30 tàu bay và 1.300 tỷ đồng với số lượng trên 30 tàu bay.
Với quy định mới này, hai hãng hàng không đang chờ cấp phép bay như Vietravel Airlines, Kite Air đủ điều kiện về vốn để khai thác trên 30 tàu bay ngay khi hoạt động.
Nghị định 89 cũng nới trần sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại các hãng hàng không Việt. Theo đó, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại ở doanh nghiệp hàng không Việt Nam sẽ tăng từ 30% lên 34%.
Với các quy định có sự nới rộng điều kiện vốn sở hữu máy bay, đặc biệt sự tham gia nhà đầu tư ngoại với gia tăng tỉ lệ sở hữu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thị trường hàng không.
Theo đánh giá Công ty chứng khoán Bản Việt, quy định trên đem lại lợi ích cho các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet... khi các hãng này có thể tăng vốn bổ sung nhằm gia tăng việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện vốn thấp sẽ tạo thêm cơ hội thâm nhập vào ngành hàng không, dẫn đến cạnh tranh gia tăng.
"Nghị dịnh mới còn đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà vận hành cảng hàng không. Theo đó, các công ty này không cần tìm kiếm phê duyệt về nguyên tắc của Bộ Giao thông Vận tải khi thành lập doanh nghiệp và khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, mức vốn yêu cầu tối thiểu là 100 tỉ đồng cho cả cảng hàng không quốc tế và trong nước so với mức 100 tỉ đồng cho sân bay trong nước và 200 tỷ đồng cho sân bay quốc tế trước đây", Bảo Việt nhấn mạnh.