Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm Viễn Thông A với 100% tỷ lệ biểu quyết và 65,46% tỷ lệ lợi ích và biến doanh nghiệp viễn thông có lịch sử lâu đời tại Việt Nam thành công ty con.
Cùng với thương hiệu VinPro vốn chìm xuống lâu nay, Vingroup của ông Vượng nhiều khả năng sẽ củng cố mảng bán lẻ điện thoại di động và điện máy với mục đích nhằm bán điện thoại thương hiệu Vsmart trong thời gian tới.
Vsmart là tên thương hiệu điện thoại được Vingroup công kế hoạch sản xuất hồi giữa tháng 6. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tập đoàn. Theo những tiết lộ ban đầu, Vingroup đang xúc tiến hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới để phát triển điện thoại Vsmart.
Nhiều khả năng, điện thoại Vsmart có thể được bán cả trong các cửa hàng Vinmart+, mỗi cửa hàng Vinmart+ có một quầy bán Vsmart.
Mặc dù là một tập đoàn thành công trên lĩnh vực bất động sản và chưa có kinh nghiệm về công nghệ, nhưng trong hơn 1 năm qua, Vingroup dồn dập tấn công vào lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất ô tô và công nghệ, với nhiều lĩnh vực tiên phong về trí tuệ nhân tạo, tự động hóa...
Trong lần ra mắt hai mẫu xe VinFast của Vingroup tại Paris Motor Show 2018 hôm 2/10, Vingroup được đánh giá là thành công rực rỡ khi mang hình ảnh những chiếc xe Việt Nam đầu tiên đến với thế giới.
Livestream của kênh VTV1 lúc phát trực tiếp có hơn 1 triệu người theo dõi màn ra mắt của VinFast. Đây là những chiếc xe mẫu, những chiếc xe thương mại phải tới 2019 mới ra mắt và chưa có giá cho từng loại.
Ra mắt đình đám ô tô tại trung tâm xe của thế giới, nhưng sản phẩm công nghiệp ấn tượng đầu tiên Vingroup giới thiệu là xe máy điện thương hiệu Klara tại thị trường trong nước, được bán với giá 34 và 57 triệu đồng/chiếc, lợi sử dụng pin lithium-ion và loại dùng ắc quy axit-chì. Thời gian đầu Vingroup bán giá lỗ 40%.
Hàng tỷ USD đầu tư vào các dự án đang triển khai
Gần đây, VinHomes của Tập đoàn Vingroup cũng đã công bố dự án nhà giá rẻ VinCity cho phép khách hàng mua trả góp tới 35 năm với giá 30-37 triệu đồng/m2. Khu đô thị rộng 420ha, tại Gia Lâm, Hà Nội, ở khá xa trung tâm Hà Nội.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), cổ phiếu Vinhomes (VHM) và VIC của ông Phạm Nhật Vượng bứt phá khá mạnh, tăng nhờ thị trường chung đi lên và lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, mức giá hiện tại vẫn thấp hơn khá nhiều so với vàng tháng trước đó.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại sự hồi phục của nhiều cổ phiếu mang tính chất ngắn hạn do thanh khoản ở mức thấp và triển vọng của các doanh nghiệp trong thời gian tới có thể đen tối do Chính phủ thắt chặt tín dụng vào chứng khoán và bất động sản.
Nhiều doanh nghiệp gánh khối nợ lớn và có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu lạm phát trong nước và lãi suất tăng lên.
Tỷ phú USD đi lên từ bất động sản.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí và bất động sản hồi phục nhưng vẫn chịu áp lực lớn.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn tích cực trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc lực cầu đã hấp thu khá tốt lượng cung dẫn đến việc thị trường đảo chiều trong phiên đã cho thấy nhà đầu tư vẫn còn tâm lý lạc quan kỳ vọng vào xu hướng hồi phục của thị trường trong ngắn hạn. Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong những phiên tiếp theo. Xu hướng hồi phục ngắn hạn của chỉ số có thể sẽ được duy trì với đích gần vùng kháng cự mạnh 940-950 điểm.
BSC nhận định, chỉ số VN-Index tạo được đáy khá vững chắc trong phiên cuối tuần trước và đầu tuần này, dự báo xu thế thị trường tiếp tục xu hướng hồi phục các phiên sắp tới tuy nhiên vẫn có thể có sự rung lắc nhẹ trong một vài phiên.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/11, Vn-Index tăng 0,67 điểm lên 925,53 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm xuống 105,54 điểm. Upcom-Index giảm 0,19 điểm xuống 51,55 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 170 triệu đơn vị, trị giá 3,7 ngàn tỷ đồng.